Sunday, September 22, 2019

[Đấu Trường Chân Lý] Phân tích và hướng dẫn chiến thuật Hyperoll – May rủi hay thực lực?

TFT_ArticleHeader_LittleLegends-Multiple-StarGuardian

Hyperoll có lẽ là một trong những chiến thuật chơi Đấu Trường Chân Lý phổ biến nhất, và phần nào bị xem là: “chơi láo”, “không cần não”,  “cầu may”. Tuy nhiên, ở các xếp hạng bậc cao, hyperoll vẫn hoàn toàn là một chiến thuật khả dĩ và hoàn toàn có thể đạt được top cao (với một chút tính toán và may mắn). Điều đó đặt ra câu hỏi rằng Hyperoll có thực sự là một chiến thuật không não và ăn may hay không? Hãy cùng phân tích lối chơi Hyperoll để tìm hiểu nhé?

irelia-intro-divider-1

Hyperoll là gì?

Hyperoll, dịch nôm na là dùng nút đổi lại (rất) nhiều, là một chiến thuật mà người chơi sẽ bỏ phần lớn vàng nhận được trong trò chơi vào nút đổi lại để tìm ra những vị tướng bậc thấp nhưng xuất hiện nhiều, nhằm nâng càng nhiều vị tướng lên 3 sao càng tốt. Sau đó hướng đến chiến thắng bằng cách tận dụng sức mạnh của các trang bị trên các vị tướng đã lên sẵn 3 sao để gánh lại đội hình vốn thua kém về số lượng.

Meta hiện tại có ủng hộ Hyperoll không?

Trong những phiên bản trước, chiến thuật Hyperoll đang dần trở nên yếu đi nhiều so với giai đoạn khi trò chơi vừa mới ra mắt, bởi số lượng tướng đông hơn sẽ càng khiến cho xác xuất xuất hiện của một vị tướng cụ thể nào đó giảm đi. Nhìn chung, meta trong tầm phiên bản 9.16 ủng hộ nhiều hơn lối chơi lên cấp 8 sớm và tận dụng những vị tướng 4* mạnh mẽ để gánh đội như Jinx, Draven, Gnar,…

draven-1-e1482486709995

Nên nhớ là Vayne hay Tristana 3 thì vẫn thua Draven 2 nhé

Tuy nhiên, trong phiên bản 9.18 trở đi, dù số lượng tướng của trò chơi không bị cắt giảm bớt, nhưng chiến thuật Hyperoll đang dần quay trở lại vì một lý do đơn giản: đồ rớt quá nhiều. Đúng vậy, trang bị trong Đấu Trường Chân Lý sẽ càng có giá trị cao khi vị tướng sở hữu nó có giá trị cao – đồng nghĩa với việc có nhiều vị tướng 3 sao thì bạn sẽ càng dễ tận dụng được đống đồ mà game tặng cho mình.

Hơn nữa, một số chiến thuật cụ thể trong meta hiện tại cũng yêu cầu Hyperoll như Hư Không – Sát Thủ (với Kassadin Kiếm Ma), hoặc Graves Đại Bác.

Chơi Hyperoll sao cho đúng?

Xác định rõ mục đích

Nhìn bề ngoài, Hyperoll có vẻ như là một lối chơi “không não” khi người chơi chỉ việc bấm vào nút roll trong suốt cả trận đấu. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi, còn ở bề chìm, chiến thuật Hyperoll ẩn chứa nhiều sự tư duy và tính toán hơn bạn nghĩ nhiều đấy!

Đầu tiên, bạn cần phải xác định rằng mục tiêu của Hyperoll là để tạo ra những vị tướng 3 sao GÁNH ĐỘI, chứ không phải là để biến đội hình thành vàng chóe cho đẹp, hoặc để… đăng lên group facebook sống ảo. Mình đã từng thấy có rất nhiều người chơi xếp hạng thấp mang một hàng Hiệp Sĩ vàng chóe để rồi vẫn top 7 top 8. Trong khi đó, có những người chỉ còn Hyperoll ra đúng một con Zed 3 sao và vẫn đạt top 1 tuyệt đối. Do vậy, đầu tiên khi chơi Hyperoll là hãy xác định ra vị tướng 3 sao mà bạn dùng để gánh đội trước nhé!

Kassadin Nen

Chiến thuật Kassadin Sát Thủ chắc là sẽ hạ nhiệt với sự ra mắt của Kai’Sa ở phiên bản sau

Một số vị tướng gánh đội thông dụng cho chiến thuật Hyperoll:

  • Kassadin Sát Thủ
  • Graves
  • Zed
  • Lucian
  • Vayne
  • Nidalee
  • Varus
  • Braum
  • Lissandra

Biết điểm dừng

Có rất nhiều nhân tố quyết định đến việc bạn có thể lên 3 sao dành cho một vị tướng, và không phải lúc nào cắm chốt ở nút Đổi Lại cũng sẽ giúp bạn lên sao được đâu. Đôi khi bạn sẽ phải biết dừng lại khi đối phương đang sử dụng quá nhiều vị tướng mà bạn cần, và bạn sẽ cần phải đợi đến khi đối phương bị loại bớt để tìm những vị tướng đó. Hoặc đơn giản là bạn cần phải cảm thấy đủ khi nâng được một vị tướng gánh đội nào đó lên 3 sao, và dừng việc roll nhằm nâng kinh nghiệm để lấy đủ đội hình.

Roll đúng cấp độ

Đối với một chiến thuật yêu cầu roll nhiều lần như Hyperoll, một điều bạn phải đảm bảo nữa là bạn phải ở trong phạm vi thích hợp nhất để tìm kiếm một vị tướng. Ví dụ, bạn sẽ không thể tìm các vị tướng 1 sao, 2 sao nhanh khi đã lên cấp 7. Ngược lại, nếu bạn đang ở cấp 5-6, bạn sẽ không thể tìm thấy tướng 5 tiền, và tỉ lệ ra tướng 4 tiền cũng chưa đủ cao.

Sau đây là bảng tỉ lệ xuất hiện tướng chi tiết áp dụng trong phiên bản 9.18 trở đi:

TFT roll chance

Nắm rõ ngưỡng sức mạnh

Khác với những chiến thuật khác, Hyperoll có những ngưỡng sức mạnh đội hình vô cùng rõ ràng. Bạn sẽ mạnh hơn ở đầu trận một chút do thường sẽ lên 2* tất cả các vị tướng trong đội hình sớm hơn những đối thủ của mình, sau đó lại yếu đi khi đối phương đã nâng 2 sao hết bởi thua về số lượng. Nguồn sức mạnh của bạn sẽ một lần nữa tăng vọt khi các vị tướng vàng chóe bắt đầu xuất hiện trong đội hình, và cuối cùng là sẽ cân bằng về cuối trận khi đối thủ cũng đã xây đủ đội hình và sở hữu trong tay một hoặc hai vị tướng 3 sao.

Việc nắm rõ ngưỡng sức mạnh của đội hình là vô cùng quan trọng bởi bạn có thể quyết định tích tiền hoặc tiêu tiền để giữ chuỗi thắng cho bản thân. Đúng vậy, Hyperoll không phải roll liên tục mà không tích tiền đâu nhé – bạn cũng phải tích tiền nữa đấy!

Lời Kết

Hyperoll tưởng chừng là một chiến thuật phụ thuộc vào may rủi, nhưng thực chất thì mức độ tính toán và kĩ năng khi vận hành nó vẫn không quá khác biệt so với những chiến thuật khác. Bạn cũng sẽ cần có những tính toán về ngưỡng sức mạnh, tích tiền, tiêu tiền y hệt như những chiến thuật chơi khác.

avatar-graves

Nhưng thực sự thì chơi Hyperoll với mấy con như Graves, Kassadin khá là vui…

Điểm lợi lớn nhất của Hyperoll đó là bạn có thể theo đuổi một đội hình đã định từ sớm mà không cần nghĩ ngợi nhiều đến việc xoay đội hình sao cho hợp lý. Tuy nhiên, bù lại thì Hyperoll cũng sẽ làm hạn chế khả năng xoay đội hình của bạn trong hầu hết giai đoạn đầu và giữa của ván đấu, một số trường hợp khiến bạn gần như bất lực nếu may mắn không mỉm cười với bản thân.

f2u___flower_divider_by_umieart-dbeqdnc

Bạn thấy sao về Hyperoll? Liệu đây là một chiến thuật cân bằng trong trò chơi, hay chỉ là một cách chơi cầu may? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại bình luận bên dưới nhé!

No comments:

Post a Comment