Tuesday, March 5, 2019

FFQ: Bao giờ mới khá lên được?

_DSC7524

Mới đây FFQ đã tiếp tục chuỗi thất bại với trận thua trắng trước EVS

Trận thua trắng 2-0 mới đây của FFQTV Gaming trước EVOS Esports vào ngày chủ nhật vừa qua (3/3) đã đánh dấu trận thua thứ 3 liên tiếp của đội tuyển này và trận thua thứ 4 trong cả mùa giải. Khởi đầu giải VCS Mùa Xuân 2019 với 3 chiến thắng 2-0 liên tiếp, FFQ được đánh giá rất cao bởi các BLV và cả những người hâm mộ. Ai cũng nghĩ là họ sẽ nắm chắc top 2 và chỉ phải lo lắng trước PVB.

_MG_3849

Dù có khởi đầu rất tốt, họ vẫn đi xuống rõ rệt kể từ trận đấu với SGD

Tuy nhiên khi gặp SGD, FFQ đã vỡ mộng thật sự. Chuỗi chiến thắng của họ bị chấm dứt một cách lạnh lùng bởi sự tính toán và phối hợp của SGD. FFQ đã thua 0-2, họ vớt vát được 1 chút trong trận đấu với FTV khi mà thắng 2-1. Nhưng đây cũng là trận thắng duy nhất trong 3 tuần thi đấu gần đây của họ. Gặp PVB, FFQ thua 1-2. Gặp CES, họ cũng thua 1-2. Và mới đây, trước EVS, đội đã bị họ đánh bại 2-0 ở lượt đi, thì lại thua trắng 0-2. Lí do là tại đâu?

Phong độ cá nhân đi xuống

_MG_7008

Dạo gần đây, DNK đã không thể làm tròn nhiệm vụ của mình

Kể từ trận thua trước SGD, phong độ của các thành viên chủ chốt của FFQ đã có sự đi xuống một cách rõ rệt. DNK, người đi rừng hay tạo đột biến và giúp đồng đội giành lợi thế đã không thể làm được nhiệm vụ của mình. Thay vào đó, anh chàng này lại mắc nhiều sai lầm hoặc trở nên hoàn toàn vô hại, chẳng đóng góp được gì cho đội tuyển. Và một khi rừng đi xuống, đường giữa cũng bị ảnh hưởng theo.

_MG_3902

Điều này khiến cho Artifact bị ảnh hưởng rõ rệt

Thậm chí Artifact còn xuống phong độ nhiều hơn cả DNK. Các sai lầm cá nhân như xử lý lỗi (hụt hiệu ứng khống chế, sử dụng kỹ năng sai,…), di chuyển “ngáo” (tách đội, đi vào nơi không có tầm nhìn,…) liên tục xảy ra. Khi không mắc sai lầm cá nhân thì Artifact lại trở nên vô hại hoàn toàn. Tiêu biểu là trong ván 1 ở trận đấu mới đây với EVS. Cầm Leblanc trong tay nhưng Artifact lại chẳng tạo được sức ép cần thiết và đóng góp rất ít cho đội tuyển. Sang đến ván thứ 2, Artifact vẫn cầm Leblanc và tình hình đã khả quan hơn nhưng Hani lại xuống phong độ.

_DSC7518

Sau đó thì KingJ chấn thương và Hani, tuyển thủ có phong độ yếu hơn rất nhiều phải vào thay..

Ngay trước 2 trận thua mới đây, KingJ, tuyển thủ đường trên chính của FFQ lại bị chấn thương tay. Điều này đã khiến cho Hani phải ra trận thay anh chàng này. Điểm yếu của Hani chính là phong độ không ổn định, khả năng đi đường kém và hay mắc sai lầm. Vì vậy, FFQ thường để anh chàng này đánh các vị tướng an toàn và không ảnh hưởng quá nhiều đến đội hình. Trong trận thua mới đây trước EVS, FFQ đã sai lầm khi đặt niềm tin vào Renekton của anh chàng này trong ván đầu tiên. Nó quả thực là 1 trời 1 vực khi so với Renekton trong tay Stark ở ván 2.

FFQ

Ở đường dưới, Venus cùng Celebrity cũng có phần đi xuống so với trước

Giờ thì nói đến bộ đôi đường dưới, Celebrity cùng Venus chính là 2 người của phong độ ổn nhất trong đội hình của FFQ ở thời điểm hiện tại. Khả năng gắng gượng và lật kèo sau các sai lầm của đội tuyển phụ thuộc rất nhiều vào hai thành viên này. Trong trận thua trước FFQ, Venus chính là người mắc sai lầm nhiều nhất. Tiêu biểu là 2 pha tự sát với Tahm Kench trong ván 1 khi dùng chiêu cuối đi tới chỗ không nên tới và bốc hơi.

Celebrity thì cũng có cố gắng hết sức với Ezreal nhưng độ chính xác đối với kỹ năng định hướng của anh chàng này đã không được tốt lắm. Khiến cho FFQ thiếu khá nhiều sát thương trong các giao tranh quan trọng. Còn sang tới ván 2 thì CelebrityVenus cũng bất lực khi mà Renekton trong tay Stark quá xanh….

Chiến thuật yếu kém

Hani đánh kém nhưng FFQ vẫn chọn đội hình xoay quanh anh chàng này

Xem xét 2 trận thua gần đây nhất, ta có thể thấy khâu cấm chọn của FFQ có khá nhiều vấn đề. Họ chưa bao giờ có được một đội hình phù hợp với các thành viên trong đội tuyển cả. Mặc dù phong độ không ổn định, FFQ vẫn sử dụng đội hình gồm các tướng có độ khó cao và đầy tham vọng. Nó lại còn không phát huy được điểm mạnh của các thành viên. Ví dụ như ván 1 trong trận đấu với EVS. Thay vì đặt niềm tin vào ArtifactCelebrity thì FFQ lại lấy kèo trên cho Hani. Kèo dưới cho Celebrity, kèo hòa đường cho Artifact.

MG_1098

Và họ hoàn toàn không thể vận hành nổi

Họ cố gắng lăn cầu tuyết ở nửa phía trên bản đồ nhưng trừ chiến công đầu, mọi thứ chẳng hề có tiến triển. Bên cạnh đó, trong giai đoạn sau, việc vận dụng Du Ngoạn Thủy Ngục (R) của Tahm Kench để bắt lẻ cũng chẳng thấy đấu mà toàn là để phản ứng lại các pha xử lý của EVS hoặc cứu viện đồng đội một cách thừa thãi. Rõ ràng, FFQ không hề biết vận hành đội hình nhưng chẳng hiểu sao, HLV vẫn để họ sử dụng những con tướng như thế.

53553172_1219665494878431_2003231523481845760_o-e1551775332695

Khả năng đánh giá tình hình kém của FFQ đã tạo cơ hội cho Noway tỏa sáng liên tục trong 2 ván đấu

Tiếp theo chúng ta có điểm yếu thứ 2 về mặt chiến thuật của FFQ, đó chính là khả năng đánh giá tình hình. Cả 2 giao tranh khiến cho FFQ thất bại trong ván đầu tiên chính là hệ quả từ việc này. Họ không tính toán được sát thương của mình và chẳng biết lúc nào nên rút, nên đánh. Pha Sứ Giả Khe Nứt còn đỡ thảm họa khi chỉ mất 1 mạng. Nhưng pha Baron thì đúng là….FFQ lúc đó chẳng hề có sự quyết đoán, muốn ăn Baron sớm, Renekton nên hi sinh chiêu cuối và cả đội tập trung đánh Baron rồi rút.

Trong ván 2, tình hình cũng chẳng có gì khác

Cơ mà lại tiếc và đánh kiểu nửa vời không dồn sát thương trong khi Noway ở ngoài cấu rỉa rồi bắn tan tác với Kai’Sa. Ở ván 2, điều này cũng xảy ra nhiều lần, từ pha cố gắng bắt lẻ Stark, RonOP hay ăn Baron của FFQ. Do đó, mỗi lần tới gần với quyền kiểm soát trận đấu, FFQ lại quăng nó đi ngay lập tức. Kết quả là EVS đạt ngưỡng sức mạnh và đè bẹp FFQ trong giao tranh cuối cùng.

Lời kết

Những thứ mà FFQ hiện giờ đang gặp phải chính là vấn đề mà 4 đội tuyển hạng dưới cũng đang phải đối mặt. Họ cần phải lo xử lý phong độ cá nhân cùng sai lầm của các tuyển thủ trước rồi bắt đầu tính đến chuyện cải thiện chiến thuật. Bên cạnh đó, cũng cần sớm đưa KingJ trở lại đội hình chính không thì Hani sẽ là một lỗ hổng lớn khiến cho nhiều đội tuyển lợi dụng khai thác. Nếu cứ tình hình như thế này, chuyện CES hay GAM thay thế vị trí top 4 của FFQ cũng không phải là không thể xảy ra.

jb-intro-divider-2-600x22

VCS Mùa Xuân 2019 được tài trợ bởi nhãn hàng dầu gội đầu Clear Men. Tất cả các trận đấu của VCS Mùa Xuân 2019 sẽ được tường thuật trực tiếp bằng tiếng Việt tại VETV trên sóng Youtube. Các bạn nhớ đón xem và cổ vũ cho đội tuyển mà mình yêu mến nhé! Tham gia dự đoán nhận quà ClearMen tại: http://bit.ly/dudoanVCS2019

No comments:

Post a Comment