Lựa chọn “dị” mà nói thì cũng không hẳn, bởi có rất nhiều người đã sử dụng Tahm Kench ở vị trí đường trên rồi. Tuy nhiên vai trò của vị tướng này vẫn luôn là hỗ trợ, do đó sử dụng Tahm Kench ở đường trên luôn là điều thú vị. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Cách chơi
Ngọc bổ trợ
- Ngọc đỏ: 9 viên sát thương vật lí
- Ngọc vàng: 9 viên giáp hoặc giáp theo cấp
- Ngọc xanh: 9 viên kháng phép theo cấp
- Ngọc tím: 3 viên tốc độ đánh
Bảng bổ trợ
Bảng ngọc có đôi chút khác, tăng điểm then chốt Quyền Năng Bất Diệt sẽ giúp Tahm Kench có khả năng tay đôi với các vị tướng khác cực mạnh và hồi phục tốt.
Phép bổ trợ
và là 2 phép bổ trợ dành cho các vị tướng đỡ đòn như Tahm Kench thời điểm hiện tại ở đường trên.
Kỹ năng
Roi Lưỡi (Q) vẫn là kỹ năng ưu tiên hàng đầu. Nâng tối đa kỹ năng này để gia tăng sát thương và hiệu ứng khống chế. Tiếp sau đó là Đánh chén (W), nâng tối đa để giảm thời gian hồi chiêu từ 14 > 10 giây mà thôi. Cuối cùng là Da Dày (E) và Du Ngoạn Thủy Vực (R) tăng theo đúng cấp độ.
Trang bị
Với bộ trang bị trên, Tahm Kench vẫn sẽ vô cùng “trâu bò” mà sát thương gây ra cũng không hề kém. Trong một số trường hợp bạn có thể thay thế Tim băng với Khiên băng Randuin khi đối phương có nhiều kẻ phụ thuộc vào tốc độ đánh. Bộ trang bị Giáp Liệt Sĩ + Móng Vuốt Sterak dành cho đấu sĩ cũng khá phù hợp với Tahm Kench khi tăng cho hắn sát thương và chống chịu. cũng có thể cân nhắc khi lên ở giai đoạn cuối trận. Tuy nhiên, nếu bạn không thực sự quá xanh thì cũng nên lên các trang bị thuần phòng ngự như , …
Tại sao lại là Tahm Kench?
Sức chống chịu rất tốt
Thứ nhất, với 18 điểm ở bảng Kiên Định, Tahm Kench sẽ có khả năng chống chịu cực tốt. Trong đó, điểm bổ trợ Quyền Năng Bất Diệt sẽ giúp cho hắn có khả năng hồi phục rất tốt. Thứ hai, với kỹ năng Da Dày của mình, Tahm Kench cũng có thể chịu đựng được sát thương đến từ các vị tướng có khả năng dồn sát thương mạnh như Riven hay Fiora.
Sát thương tỉ lệ thuận theo máu
Đó chính là lý do mà Tahm Kench luôn luôn mạnh lên theo thời gian. Với bộ trang bị đấu sĩ của mình, Tahm Kench vẫn có được các chỉ số phòng thủ và sát thương. Nội tại Du Ngoạn Thủy Vực (R) lại càng tăng thêm lượng sát thương cho hắn. Bên cạnh đó, kỹ năng Đánh Chén (W) còn gây sát thương theo % máu tối đa của kẻ địch.
Chiêu cuối toàn bản đồ
Chỉ cần đối phương không đeo tai nghe, hay thậm chí là lơ là vài giây thôi, chúng sẽ phải trả giá khi sự xuất hiện bất ngờ của 2 kẻ địch sau lưng mình, trong đó có Tahm Kench. Không giống như Định Mệnh (R) của Twisted Fate, Du Ngoạn Thủy Vực (R) của Tahm Kench có thời gian chuẩn bị lâu hơn, vào khoảng hơn 2 giây, nhưng bù lại hắn có thể mang theo một người nữa.
Sức ép tâm lí
Đừng bao giờ coi thường yếu tố “tâm lí” trong trò chơi, nhất là LMHT. Khu vực đường trên luôn là nơi xảy ra các giao tranh nảy lửa. Chỉ một giây “bốc đồng” thôi, bạn biết kết quả rồi đó. Tahm Kench là một kẻ rất giỏi trong việc khiến cho người khác khó chịu. Đánh Chén (W) của hắn có thể ngắt combo của Riven một cách đơn giản, có thể khiến cho Jax đang “quay tay” trở nên yếu xìu. Càng gặp những vị tướng “hổ báo”, Tahm Kench càng phát huy được sức mạnh của mình
Điểm yếu “tiềm tàng”
Sát thương không đủ để kết liễu
Như đã nói, Tahm Kench rất mạnh khi gặp những vị tướng “hổ báo”. Nhưng nếu gặp phải những kẻ chỉ farm thôi, như Cho’Gath, Maokai… thì Tahm Kench rất khó để hạ gục chúng. Càng về cuối trận, những vị tướng kia sẽ càng mạnh, khi đó giao tranh bất lợi sẽ thuộc về đội của Tahm Kench.
Không cơ động
Bù lại khả năng khống chế của mình, Tahm Kench không có bất cứ một kỹ năng nào để thoát thân nếu chẳng may bị đối phương hỏi thăm. Da Dày chỉ giúp cho Tahm Kench thoát chết trong những pha 1vs1 thôi. Nhưng nếu đối phương có từ 2 đến 3 kỹ năng khống chế, chắc chắn Tahm Kench sẽ phải lên bảng nếu không kiểm soát tầm nhìn tốt.
No comments:
Post a Comment