Tuesday, November 28, 2017

Challenger Series Bắc Mỹ 2018 – Không còn là giải hạng 2 nữa

Challenger Series (CS) Bắc Mỹ, từng được biết đến như một giải đấu hạng hai của khu vực này, đã được tổ chức trong vài mùa giải gần đây. Những đội tuyển tham gia ở đây sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau để giành quyền thăng hạng lên LCS. Đây cũng là cơ hội cho những tuyển thủ mới tìm kiếm cơ hội thể hiện mình còn những cựu binh cố gắng xây dựng một đội hình để hồi tưởng lại những tháng ngày vinh quang đã qua. Số còn lại tập hợp với nhau vì mục tiêu rõ ràng: đánh bại những kẻ thất thế ở LCS vào cuối mùa giải.

Mùa giải 2018 sẽ rất khác biệt. LCS Bắc Mỹ mở rộng quy mô với hình thức nhượng quyền và không còn những đội tuyển xuống hạng nữa. Mỗi đội sẽ phải có tối thiểu 10 thành viên, năm người thi đấu tại LCS và năm người sẽ ở đội hình phụ hay còn gọi là Học Viện ( Academy team). Chính vì thế, CS sẽ giống như một tấm gương phản chiếu của LCS với những kết cấu tương tự nhau. Riot tuyên bố rằng hành động nâng cấp hệ thống CS lần này là để “phát triển những tài năng mới cho LCS“. Dưới đây sẽ là những bước chính để để hoàn thành mục tiêu này trong năm 2018.

Mở rộng quy mô giải đấu

lcs na title screen

Năm 2015, Bắc Mỹ có 6 đội thi đấu giải CS. Con đường thăng hạng của họ trải qua quá trình thi đấu và hoàn thành bằng cách chiến thắng trận thăng hạng với một đội LCS hoặc vô địch giải. Kể từ 2018, Challenger Series sẽ có 10 đội tương ứng với những cái tên có mặt ở LCS. Nhờ thay đổi này, sẽ có tối thiểu 40 vị trí cho những người chơi có cơ hội thể hiện mình.

Thiếu đất diễn cho các tài năng, tiềm lực tài chính eo hẹp,… tất cả sẽ chỉ là quá khứ. Với lợi nhuận kiếm được từ việc chia sẻ quyền sử dụng thương hiệu, Riot cùng 10 tổ chức của LCS sẽ có đủ khả năng giải quyết mọi vấn đề. Lương thưởng cao hơn, điều đó cho phép những đội tuyển có thể lôi kéo được những tuyển thủ dày dạn kinh nghiệm từ CS về LCS như Cris, GBMSantorin… Cộng thêm việc đầu tư vào Scouting Groundsmột trang chủ chuyên dùng để tìm kiếm những tài năng, sẽ giúp cải thiện nguồn lực hiện có và riêng năm nay, mỗi đội được yêu cầu lựa chọn một cái tên mà họ ưng ý từ chính nguồn này. Riot cũng có thể kết hợp doanh thu đến từ các đội tuyển mua suất thi đấu để tăng khối lượng phát sóng cho những trận đấu hấp dẫn ở CS.

Thậm chí nếu chỉ tìm được 16-20 tuyển thủ thi đấu tại Challenger Series, giải đấu mở rộng sẽ vẫn có ít nhất 30 suất cho những ai muốn khởi đầu sự nghiệp game thủ của mình. Bằng cách đưa những tài năng trẻ vào được hệ thống, Riot và LCS phiên bản mới sẽ đầu tư được tốt hơn vào tương lai. Đây chỉ là một thay đổi nhỏ từ CS 2018 nhưng sẽ sớm dẫn đến việc nhiều ngôi sao có cơ hội xuất hiện tại LCS trong tương lai.

Giới hạn cựu binh và tuyển thủ ngoại nhập

tl_piglet

Làm sao có thể phát triển cho tương lai từ một giải đấu mà nửa số tuyển thủ có mặt lại là những cựu binh. Nếu mục tiêu của CS là mở đường cho những ngôi sao từ Xếp Hạng Đơn tiến tới chuyên nghiệp, Riot sẽ phải giải quyết bài toán về những cựu binh và tuyển thủ ngoại nhập hiện tại. Họ cũng cần phải định nghĩa lại hệ thống và giúp người chơi hiểu rằng CS không còn là một “giải đấu phụ”, đồng thời tránh việc hạn chế khả năng phát triển tối đa của các tổ chức.

Grza, Quản lý cấp cao của Riot Esports Operations, đề cập rằng “Sẽ có quy định về việc giới hạn cựu binh cũng như tuyển thủ ngoại được chơi ở Challenger Series. Ví dụ, Riot sẽ yêu cầu những đội tuyển Học Viện có số thành viên là tân binh chiếm đa số ở đội hình xuất phát. Điều đó có nghĩa là 3 trên tổng số 5 tuyển thủ của đội Học Viện sẽ có dưới 1 năm kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp. Theo quyết định này, chỉ còn Học Viện CLG và EUnited là đáp ứng được yêu cầu.

Mặt khác, Riot cũng có thể đề xuất giới hạn số lượng xuống còn 1 cựu binh và 1 ngoại nhập hay chỉ 1 cựu binh hoặc 1 ngoại nhập mà thôi. Nhưng việc này sẽ dẫn đến quá nhiều đội tuyển không thể đáp ứng được điều kiện, dù rằng nó tạo điều kiện cho những tuyển thủ thiếu kinh nghiệm. Việc vẫn giữ sự có mặt của cựu binh hay tuyển thủ ngoại là một phần ý đồ của Riot bởi sự xuất hiện của họ sẽ giúp những người chơi mới ở Challenger Series học hỏi được nhiều kinh nghiệm cả về thi đấu lẫn ứng xử bên ngoài.

34220283084_6cec6fea6d_z

Nó cũng có tác động ngược lại lên những tuyển thủ mới đặt chân tới Bắc Mỹ trong việc rèn luyện tiếng Anh và làm quen môi trường trước khi tham gia vào LCS. Những cựu binh cũng có cơ hội được thể hiện mình ở vai trò dẫn dắt và thêm được kinh nghiệm về quản lý. Việc phát triển tài năng không chỉ chú trọng vào những cái tên ở khu vực Bắc Mỹ hay Canada mà nó cũng là cơ hội cho những đội tuyển Học Viện mới phát triển tài năng khác của họ.

Rút ngắn chênh lệch giữa CS và LCS

tsm

Mỗi một đội tuyển Học Viện đều là những đại diện cho những đội ở LCS chơi ở Challenger Series. Giải đấu CS sẽ là cánh cổng mang những tân binh bước vào con đường chuyên nghiệp một cách nhanh chóng nhất từ trước tới nay. Cũng vì thế, mỗi một đội ở CS sẽ được đầu tư không hề thua kém gì như ở LCS.

Chính mối liên kết này đã loại bỏ đi nguy cơ những tài năng non nớt bị các doanh nghiệp xấu lợi dụng vào những mục đích kiếm tiền bất chính. Người chơi mới sẽ được trả lương đầy đủ, cung cấp chỗ ở cùng những thiết bị chơi game phù hợp. Họ cũng sẽ được đối xử một cách tôn trọng như những tuyển thủ chuyên nghiệp thực sự và cơ hội để họ phát triển là vô cùng sáng sủa.

35558903214_f748b7a356_z

Những đội tuyển LCS từng được cho phép sở hữu thêm một đội tuyển “anh em” ở CS trong quá khứ. Ví dụ như Team Liquid và Cloud9 từng có vào năm 2016 nhưng lại dùng với mục đích khác nhau. C9 khi đó tập hợp 5 tuyển thủ cũ, sự bổ sung duy nhất tới từ Contractz khi Rush quyết định quay trở về Hàn Quốc. Rõ ràng họ có ý định nuôi một đội tuyển ở CS với hy vọng có quyền thăng hạng và kiếm được thêm thu nhập ở LCS. Với Liquid, họ khởi đầu với toàn những tân binh thời điểm đó  khi để Piglet ngồi dự bị. Dardoch, Moon, Goldenglue và Stunt mới chỉ chân ướt chân ráo vào LCS. Kết quả như chúng ta đã thấy, đội hình Cloud9 2016 sẽ là ví dụ điển hình cho những gì chúng ta cần tránh, trong khi đó, 2018 sẽ là thời điểm chín muồi của đội hình mà Team Liquid dày công xây dựng.

Không còn xuống hạng

Froggen-EchoFox

Năm 2017, Team LiquidEcho Fox và Phoenix1 đã thử nghiệm xoay tua đội hình chính thức tại LCS. Tuy nhiên, mục đích của họ chỉ đơn giản là tránh bị xuống hạng chứ không phải là tạo cơ hội cho tài năng mới. Họ không đưa những tuyển thủ từ Học Viện vào để kiểm tra chất lượng. Chỉ vì những tuyển thủ chính thức có phong độ quá kém cỏi và sợ xuống hạng, các đội tuyển này mới thực hiện thay người liên tục. Giờ đây, Riot đã loại bỏ quy định xuống hạng và thăng hạng, một điều sẽ giúp các đội tuyển tập trung vào công tác đào tạo nhiều hơn.

Đây là một thay đổi mang tính lịch sử của LCS Bắc Mỹ. Khán giả từng xem những trận đấu đầy khốc liệt vào cuối mỗi mùa giải, thời điểm mà các đội tuyển vẫn còn thi đấu vì sự sống còn của mình. Nếu một đội LCS bị xuống hạng, họ chắc chắn sẽ không nhận được đủ doanh thu. Việc xuống hạng hay thăng hạng ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập hay khả năng kêu gọi đầu tư của một đội tuyển, Những đội tuyển như Team LiquidEcho Fox hay Phoenix1 sẽ lo sợ về việc bị xuống hạng nhiều hơn việc quan tâm tới tuyển thủ của họ.

32838101433_f0a1f7e1c1_z

Riot chắc chắn sẽ duy trì một mức độ cạnh tranh nhất định của giải đấu. Theo Grza, “Nếu một đội chỉ đứng thứ 9 hoặc 10 sau 5/8 mùa giải, họ có thể sẽ bị loại bỏ”. Tức là mỗi đội tuyển có tối đa là 4 năm để cải thiện thành tích của mình trước khi bị xuống hạng, điều này sẽ dễ chịu hơn việc bị loại bỏ chỉ sau một năm thi đấu kém cỏi.

Mỗi đội tuyển cũng có thể tập trung xây dựng cho thương hiệu riêng của mình cả về cơ sở hạ tầng lẫn việc nuôi dưỡng những tài năng. Họ được phép ký những hợp đồng lâu năm với các tuyển thủ với hy vọng sẽ đóng góp thêm vào thế hệ tài năng mới của Bắc Mỹ. Các chủ sở hữu có thể thử nghiệm nhiều HLV cùng những nhân viên khác phù hợp với nhu cầu phát triển sau này. Việc đầu tư không gian và trang thiết bị cũng là tối quan trọng để họ có thể cạnh tranh trong việc lôi kéo những tài năng về với đội.

32714827095_a135e4ba2a_z

Tựu chung lại, những hoạt động như mở rộng quy mô giải, giới hạn cựu binh cùng tuyển thủ ngoại hay loại bỏ việc xuống hạng,… Tất cả đã biến Challenger Series 2018 trở thành miền đất hứa cho những tài năng trẻ trong tương lai. Hệ thống tài chính ổn định sẽ là lời cam kết hấp dẫn và an toàn hơn với những viên kim cương thô chưa được mài dũa. Không còn những ngược đãi hay đe dọa mà sẽ có thêm nhiều cơ hội để họ bước vào con đường chuyên nghiệp thật sự. Một mùa giải 2018 đầy hứa hẹn, khi mà cả Riot cùng LCS đã gieo những hạt giống đầu tiên, vì một tương lai tươi sáng của khu vực Bắc Mỹ.

No comments:

Post a Comment