Wednesday, November 29, 2017

Liệu những vấn đề của giải LCS châu Âu đã được giải quyết?

lcs-eu-ava

Vào ngày 30 tháng 10 vừa qua, sau nhiều tháng chuẩn bị, Riot Games đã công bố một hệ thống mới dành cho giải LCS Châu Âu vào năm 2018. Với việc tăng thêm doanh thu, loại bỏ chế độ thăng hạng, tụt hạng cùng với lời hứa “đối tác vĩnh viễn” trong năm 2019, đối với rất nhiều người, đây giống như là thuốc giải độc dành cho một khu vực đang “chết dần chết mòn” như Châu Âu.

Hãy cùng đi thẳng luôn vào vấn đề: hai năm gần đây là một quãng thời gian khá khó khăn đối với Liên Minh Huyền Thoại của Châu Âu. Trong khi Riot thay đổi thể thức BO2 đầy tranh cãi vào năm ngoái thành BO3 thì lượng khán giả theo dõi giải Châu Âu lại cứ giảm dần. Tiền lương và chi phí để duy trì đội tuyển lại tăng lên, dẫn tới việc ngày càng nhiều đội tuyển bày tỏ sự lo lắng về việc không thể nào kiếm được tiền từ LMHT.

Thông qua nhiều tuyên bố của các đội tuyển và chủ sở hữu, như việc H2K dọa rời khu vực Châu Âu, Paris Saint Germain công bố rời khỏi giải thách đấu Châu Âu…Ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh của khu vực với việc phân chia quyền lực không đều giữa các đội tuyển và Riot Games.

riotgames-770x300_c

Không giống như các giải đấu thể thao truyền thống như NFL (Giải bóng bầu dục quốc gia của Mỹ) hay NBA (Giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ). Các đội tuyển ở LCS không thuộc một tổ chức chủ quản nào cả, họ cũng không có quyền ra quyết định. Với tư cách là nhà phát triển và sở hữu trí tuệ của LMHT, Riot nắm hoàn toàn quyền phát sóng và bản quyền của giải đấu. Vào năm 2013, họ càng mở rộng quyền lực hơn nữa với việc thành lập giải LCS. Do đó Riot là người độc quyền điều hành và sở hữu giải đấu, nên chẳng bao giờ có chuyện họ phải lấy ý kiến các đội tuyển khi đưa ra các quyết sách lớn cả. Hay là cho các đội tuyển có cơ hội kiếm tiền từ giải đấu như chia sẻ doanh thu…

Theo như Trưởng bộ phận Thể thao điện tử đồng thời là cựu cầu thủ của Schalke 04, Tim Reichert thì ở Thể thao truyền thống, chẳng có vị trí nào tương tự như vị trí của các nhà phát triển trò chơi trong Thể thao điện tử cả.

Chẳng thể nào so sánh nổi hai thứ vì trong bóng đá, làm gì có “nhà phát triển bóng đá” đâu. Nên môi trường làm việc khác hoàn toàn với bóng đá hay các môn thể thao truyền thống còn lại. Nó rất là mới mẻ đối với chúng tôi, cá nhân tôi thì không thấy lạ lắm vì tôi đã có kinh nghiệm với Thể thao điện tử. Nhưng mà đối với các bộ phận còn lại trong câu lạc bộ thì nó cực kỳ phức tạp khi mà ban đầu đã phải làm việc với một đối tác mạnh như thế. Ví dụ như việc họ có thể thay đổi mọi thứ bất kỳ lúc nào họ muốn chẳng hạn.

H2K

H2K là một đội tuyển khá lâu đời của LCS châu Âu với ba năm thi đấu liên tục

Với hệ thống cũ thì “mạng sống” của các đội tuyển phụ thuộc hoàn toàn vào ý định của Riot và sự tận tâm của họ đối với giải đấu thông qua các hành động như chi ra một khoản hằng năm để giảm bớt một phần chi phí hoạt động của các đội tuyển.

Tuy nhiên theo như giám đốc của H2K, Richard Lippe thì khoản chi này không tăng theo các chi phí vận hành cùng lương của tuyển thủ. Hơn nữa, các điều luật hạn chế của nhà phát triển đối với các đội tuyển đã giới hạn một số nguồn thu của họ, ví dụ như việc quy định xem các đội tuyển được phép nhận tài trợ từ các nhãn hàng như thế nào.

Giải chuyên nghiệp chính là trọng tâm của nền móng của hệ sinh thái LMHT. Nếu mà không có các giải chuyên nghiệp thì sẽ không có khán giả theo dõi trò chơi. Đồng nghĩa với việc không có doanh thu từ tiền tài trợ, phát sóng… Doanh thu từ việc bán các sản phẩm trong trò chơi của họ, hiện giờ nó vào khoảng 2 tỷ đô thì phải, sẽ giảm mạnh nếu mà không có các giải đấu chuyên nghiệp.

Trong khi thông báo mới đây về hệ thống giải LCS Châu Âu trong năm 2018 của Riot giống như một mớ tiền chuẩn bị đập vào mặt các đội tuyển thì nhìn tổng thể, mọi thứ lại không được như vậy. Vào ngày 5/9 vừa qua, ESPN đã đưa tin rằng Riot có ý định tách giải LCS Châu Âu thành bốn giải khu vực nhỏ với 6 đội một khu vực. Hệ thống này khá giống với giải bóng đá Châu Âu hiện tại. May thay, Riot đã không thông qua kế hoạch này, một phần là vì sự phản đối mãnh liệt của các đội tuyển.

30381439942_5938be9767_z

Jankos đang muốn chuyển qua LCS Bắc Mỹ

Việc nhận thức được rằng hệ thống mới chính là một nỗ lực để “sửa sai“, một sự mở đường cho việc mở rộng giải đấu là rất quan trọng. Và giải LCS Châu Âu vẫn phải đối mặt với vấn đề muôn thủa: Sự đa dạng của khu vực với hàng tá loại ngôn ngữ khác nhau, chi phí đắt đỏ mà doanh thu lại chẳng tăng theo và quan trọng nhất là việc không thể cân bằng quyền lực được với Riot Games.

Doanh thu không thấy đâu…

perkz

Hiện giờ mức lương trung bình của tuyển thủ ở Châu Âu là 100,000 Euro. Vậy đối với Faker, Bjergsen hay Perkz thì con số này sẽ là bao nhiêu?

Thể thao điện tử nói chung và Liên Minh Huyền Thoại nói riêng đã nhận có một sự bùng nổ về vốn đầu tư kể từ năm 2015. Thị trường hiện giờ đã béo bở hơn và các tuyển thủ xuất sắc trở nên đáng giá hơn bao giờ hết. Theo như Lippe, lương trung bình của một tuyển thủ LCS Châu Âu vào năm 2015 là khoảng 20,000 Euro (Khoảng 540 triệu VNĐ). Hiện giờ thì con số đó đã tăng gấp 5 lần, rơi vào khoảng 100,000 Euro (Cỡ 2,7 tỷ VNĐ).

Thêm vào đó, quy định của Riot vào năm 2016, yêu cầu các đội tuyển phải ký hợp đồng với các tuyển thủ như nhân viên chính thức chứ không phải các nhà thầu độc lập đã dẫn tới việc tăng chi phí về mặt an sinh xã hội, nhân lực….Mỗi nơi lại tốn một khoản phí khác nhau, đó là còn chưa kể tới lương của Huấn Luyện Viên và các nhân viên hỗ trợ khác.

33741633344_f6d7d956c6_z

Zven (và mithy) mới đây đã rời khỏi châu Âu để Mỹ tiến

Giám đốc thương hiệu của Paris Saint Germain, Fabien Allerge đã nói rằng. Mặc dù các đội tuyển đã chuẩn bị tinh thần để chịu lỗ khi bước chân vào LMHT nhưng mà tình hình tài chính ở giải Thách Đấu cũng đã quá mất cân bằng rồi.

Kể cả với trình độ cạnh tranh như thế, chi phí vẫn khá là cao. Đúng, nếu muốn thi đấu ở giải Châu Âu và đặt mục tiêu tham dự giải thế giới thì chi phí còn cao hơn nữa. Nhưng mà cũng không cao hơn chúng tôi dự tính. Đáng ra phải có sự cân bằng nhưng doanh thu lại chẳng thấy đâu. Cho dù nói tới việc tài trợ và bán các đồ liên quan tới đội tuyển thì nó cũng chỉ đóng một vai trò nhỏ thôi, chẳng to tát cho lắm. Đồng thời việc chia quyền cũng không rõ ràng. Chẳng có đảm bảo gì từ phía Riot, kể cả việc có một khoản phí cam đoan. Nhưng mà để chắc chắn rằng tới cuối năm thì chúng tôi vẫn có doanh thu, họ đã chi một khoản để giảm bớt chi phí đi một chút.

nip

NiP đã phải tạm thời chấm dứt HĐ tài trợ trị giá vài triệu $ với Betway do một số điều luật của Riot

Đúng, việc nhận được tài trợ chiếm một phần lớn doanh thu của các đội tuyển nhưng để nhận được tài trợ thì cũng chẳng đơn giản chút nào. Theo Lippe, không những việc thiết lập hợp đồng tài trợ cần sự giúp đỡ của bên thứ ba (nghĩa là sẽ tốn thêm phí hoa hồng) mà để duy trì và thu hút các hợp đồng tài trợ cũng yêu cầu một nỗ lực thực sự trong việc duy trì thương hiệu. Một việc khá là tốn kém.

Chưa kể nhiều hợp đồng tài trợ vô cùng béo bở lại đến từ các trang dự đoán, một đối tượng mà Riot đặc biệt “kỳ thị”. Ví dụ như trong tháng 8 vừa qua, Ninja in Pyjamas đã phải tạm ngưng hợp đồng tài trợ vài triệu đô với Betway (một trang dự đoán) trước khi bị loại khỏi giải LCS Châu Âu.

Mặc dù nhiều người đại diện của các đội tuyển được phỏng vấn tỏ ra vui vẻ đối với việc “khoản chi hằng năm” được tăng thêm nhưng rõ ràng là nó không thể cân bằng được với chi phí hoạt động. Theo như chủ sở hữu của Team Vitality, Nicolas Maurer thì việc chia doanh thu (Có khả năng là sẽ thành hiện thực vào năm 2019) sẽ là một sự thay thế ổn định hơn cho “khoản chi hàng năm“.

Nếu trong tương lai chúng ta tiến tới mô hình chia sẻ doanh thu thì đó sẽ là một cách ổn thỏa hơn thay vì hiện tại, khi mà Riot toàn quyền quyết định xem các đội tuyển sẽ được cái gì. Nếu mà giải đấu và Riot thu được nhiều lợi nhuận từ việc bán sản phẩm, phát sóng và tài trợ thì chúng ta nên được chia một phần lợi nhuận vì chúng ta cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị của giải LCS.

Vấn đề là do sự chuyên quyền của Riot

fnatic

Fnatic cũng là một trong những thương hiệu lâu đời của Thể thao điện tử châu Âu

Tuy rằng tình hình hiện tại của giải LCS Châu Âu không khả quan cho lắm nhưng trưởng bộ phận TTĐT của Fantic, Patrik “cArn” Sattermon vẫn nói rằng nó còn ổn định hơn so với các giải TTĐT khác.

Chúng ta phải nhớ rằng tình hình tài chính ở LCS vẫn còn tốt hơn nhiều khi đem so với các giải TTĐT khác. Đây là một nhận định chính xác với di sản cùng lượng khán giả hiện tại của LCS. Tuy nhiên, Riot vẫn nắm quyền quyết định về mặt chia sẻ lợi nhuận như việc bán đồ trong trò chơi và các “khoản chi hằng năm”, đây là một điều mọi người cần phải biết.

Tất nhiên, không phải Riot không mắc sai lầm. Việc “hợp tác” vào năm 2019 ở LCS Châu Âu sẽ là lần thứ tư Riot đổi mới hệ thống của giải đấu. Mặc dù nỗ lực khắc phục sự suy giảm về lượng khán giả theo dõi của Riot vào năm 2016, 2017 đã thất bại với hệ thống BO2 và chia bảng. Nhưng mà đại diện của các đội tuyển cuối cùng vẫn bỏ qua sai lầm này, thậm chí họ còn bày tỏ sự sẵn sàng trong việc thử nghiệm thể thức mới.

Việc họ thử nghiệm và chấp nhận thất bại là rất tốt, tất nhiên không phải cái gì cũng thành công được. Sắp tới thì thể thức BO1 sẽ quay trở lại. Có lẽ tất cả mọi người đều đồng ý rằng đây sẽ là một điều tốt đối với toàn bộ hệ thống. Nhưng mà quan trọng là họ phải nhận ra được điều này và phải ngưng việc thay đổi liên tục lại. Mong rằng hệ thống hiện tại sẽ được duy trì trong vài năm sắp tới với các thay đổi nhỏ. Trong bóng đá thì cũng có những thay đổi nhỏ trong suốt quãng thời gian ngần ấy năm vận hành nhưng mà việc có thay đổi lớn trong quãng thời gian vài năm hay vài tháng đổ lại đây vẫn là không thể chấp nhận được

37537650262_d861cda1f5_z

Misfits đang cố gắng giữ nguyên đội hình đã thi đấu thành công ở CKTG 2017, nhất là sau khi chia tay IgNar

Đúng, các đại diện của những đội tuyển công nhận rằng Riot có quyền thí nghiệm đối với giải đấu nhưng mà việc những quyết định của họ có ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi đội tuyển và tuyển thủ của giải đấu là sự thật không thể bàn cãi. Theo như Maurer thì các đội tuyển nên có quyền tham dự vào việc đưa ra những quyết định như thế.

Vấn đề không phải là việc Riot có cố gắng hay không. Vấn đề là những thay đổi cùng quyết định như thế nên được bàn bạc trong nội bộ của giải đấu với sự tham gia của Riot và các đội tuyển. Tôi nghĩ là trong tương lai, nếu mà chúng ta có một hệ thống “đối tác” thì sẽ tốt hơn vì việc đưa ra những quyết định như vậy nên là việc chung của mọi người.

Theo The Score Esports.

jb-intro-divider-2

Tải Garena Mobile tại http://mobile.garena.vn để cập nhật các tin tức, cẩm nang bổ ích và sự kiện hàng ngày nhé các bạn!

No comments:

Post a Comment