Monday, June 29, 2015

LPL mùa hè 2015: Nhìn lại chặng đường đã qua

Giống như hầu hết các giải Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp diễn ra trên mọi khu vực trên thế giới, LPL cũng đã bước được nửa chặng đường tìm kiếm nhà vô địch cho mình. Có lẽ đây cũng chính là thời điểm để chúng ta cùng nhìn lại những diễn biến đáng chú ý trong quãng thời gian vừa qua của mùa giải.

Đầu tiên, hãy cùng nhìn qua về thứ hạng trên bảng xếp hạng:

Edward Gaming – Chặng đường có trải hoa hồng?

800px-EDG_2015_LPL_Spring

Kể từ khi trở về sau chức vô địch MSI danh giá, EDG đã chính thức bước vào chặng đường bảo vệ ngôi vương của mình. Tuy nhiên, với những gì họ đã thể hiện trong quãng thời gian vừa qua thì chắc chắn 6 tuần thi đấu còn lại của mùa giải vẫn còn ẩn chứa vô cùng nhiều câu đố cần lời giải đáp mang tên họ. Tính đến thời điểm này, họ đã có cho mình tổng số 13 trận đấu BO2, trong đó thắng 5, hòa 6 và thua 2, qua đó có thể thấy họ có tổng cộng 16 ván đấu thành công và 10 ván thất bại. Kết quả này thực sự tệ hợn rất nhiều so với những gì họ đã làm được tại giai đoạn mùa xuân của mùa giải, với 17 trận thắng, 4 trận hòa và duy nhất 1 trận thua. (thắng 38 – thua 6 game đấu).

BXH LPL

Có thể thấy họ đang dần đánh mất vị thế của mình tại giải quốc nội. Và có vẻ như đó là hệ quả của việc để thua liền 2 game đấu trước đội tuyển đang nằm trong nhóm đèn đỏ Unlimted Potential. Không dừng lại ở đó, họ còn chẳng thể giữ mạch bất bại của mình khi tham gia Demacia Cup, khi họ cũng đánh mất 1 ván đấu vào tay đội tuyển hạng 2 là World Elite trong loạt trận BO 5.

Thực tế, EDG cũng đã phải trải qua tình huống này vào đúng thời điểm này năm ngoái khi giai đoạn mùa hè cũng chiến kiến sự bất ổn của họ. Trong suốt 1 quãng thời gian tương đối dài, họ phải cạnh tranh vị trí thứ nhất với ít nhất 2 đại kình là Star-horn Royal Club và OMG địch tại cùng 1 thời điểm. Thậm chí còn có lúc họ bị đánh rớt xuống vị trí thứ 2 sau khi nhận thất bại 0:2 trước Young Glory tại tuần 7. Sau khi kết thúc mùa giải, sự khác biệt duy nhất mà EDG có được trước đội tuyển OMG – lúc đó đang xếp tại vị trí thứ 2 là duy nhất 1 điểm ít ỏi.

BXH mua xuan 2014

Bảng xếp hạng LPL mùa hè 2014

Gót chân Achilles của EDG trên thực tế tới từ chính meta hiện tại khi mà 2 quân bài chủ lực của họ – Deft và Clearlove,  lại là những người gánh chịu rất nhiều sức ép từ những thay đổi trong Đấu Trường Công Lý. Chỉ số về vàng đóng góp trong mỗi trận đấu ghi nhận 1 sự đầu tư lớn của EDG vào vị trí đường dưới và đi rừng khi họ chủ động nhường rất nhiều lợi thế cho 2 vị trí này mỗi khi giao tranh nổ ra. Hơn thế nữa, lối chơi của họ cũng thường xuyên xoay quanh Deft và có thiên hướng biến Clearlove thành quả cẩu tuyết lăn suốt trận đấu.

Trong quá khứ, Deft được biết đến là một xạ thủ dựa dẫm khá nhiều vào chất tướng cũng như Phép Bổ Trợ để chọn vị trí trong giao tranh. Hơn thế nữa, anh ấy còn là một trong những người làm điều đó tốt nhất thế giới khi liên tục duy trì một lượng sát thương vô cùng lớn khi giao tranh nổ ra. Mặc dù bắn rất tốt, nhưng anh chưa bao giờ thể hiện mình phù hợp với những vị tướng “bắn chay” như là Vayne hay Tristana. Jinx là một ngoại lệ bởi bộ kỹ năng của cô nàng được Deft sử dụng rất tốt để phục vụ việc giữ vị trí trong giao tranh nhờ chiêu Q cũng như E và W. Không những thế, nội tại của của Jinx cũng là một vũ khí mà mỗi lần rơi vào tay Deft đều được tối ưu hóa rất hiệu quả.

cropped_deft jpeg

Tại thời điểm hiện tại, Sivir và Kalista là 2 xạ thủ hiệu quả nhất trong meta. Tuy nhiên nếu như đối phương ở đội xanh thì EDG luôn phải cấm đi Kalista nếu như đánh hơi thấy đối phương có mong muốn lựa chọn vị tướng này. Kể từ khi Jinx hứng chịu những đợt giảm sức mạnh tương đối nặng nề, Tristana có dấu hiệu quay lại đấu trường chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, với sự thống trị của những vị tướng đỡ đòn tại meta hiện tại, Vayne cũng đang dần chứng minh vị thế của mình. Từ đó có thể thấy, những vị tướng Deft có thể được đánh trong quãng thời gian kế tiếp là những Corki và Sivir.

Chính vì thế một công thức đi đến chiến thắng dành cho các đối thủ của EDG có thể kể đến đầu tiên là cấm đi 2 vị tướng xạ thủ này. Thêm vào đó, EDG thường xuyên phải hy sinh quân bài Kalista để có thể hướng đến một chiến thuật sử dụng những quân bài đa dạng hơn về lối chơi cũng như chiến thuật. Điều này cũng vô tình cũng bóp nghẹt sự hiệu quả mà lối đánh trước kia của họ đã có thể đem lại.

Còn về phía Clearlove, 2 quân bài mà anh sử dụng hiệu quả nhất có thể kể đến là Gragas và Rek’Sai. Tuy nhiên mỗi khi anh lấy Rek”Sai thì dù cho màn thể hiện có mãn nhãn đến đâu, thì người ta vẫn nhớ những pha Thủng Rượu Nổ của Gragas của anh hơn cả. Bởi điều mà người ta nhớ đến mỗi khi nhắc đến tên anh chính là khả năng tạo tiền đề để dứt điểm chủ lực đối phương trong tích-tắc. Hơn thế nữa, lối đánh phá giao tranh đang là một xu hướng mới trong đấu trường chuyên nghiệp, nhưng Clearlove thì dường như lại không thực sự thích hợp với lối đánh này. Sở thích của anh là phối hợp với người đi đường trên của mình là Koro1 để có thể loại bỏ những mối đe dọa trong giao tranh.

clearlove1

Ngoài Clearlove và Deft, sức mạnh của EDG còn đến rất nhiều từ sự ăn ý trong giao tranh. Năm thành viên trong đội phối hợp với nhau cứ như thể họ là từng mảnh nhỏ trong bức tranh ghép hình, vừa vặn trong từng pha xử lý, ăn khớp từ chính lối chơi của mỗi cá nhân. Trong khi PawN luôn áp đặt được một sức ép vô hình lên đối phương, Meiko kiểm soát tầm nhìn thì Clearlove và Koro1 lại tận dụng lợi thế đó để thiết lập giao tranh có lợi, và những gì còn lại chỉ đơn giản là dành cho Deft.

Nhưng như đã đề cập phía trên, sức mạnh của EDG tỏ ra chưa đủ để có thể đảm bảo một vị trí đứng đầu bảng xếp hạng, đặc biệt là khi Qiao Gu – đội tuyển xếp ngay sau họ mới chỉ thi đấu có 12 trận (ít hơn EDG 1 trận). Điều đó rất có thể trở thành một lợi thế khi LPL bắt đầu những trận đấu đầu tiên của lượt về.

Nỗi thất vọng tới từ LGD Gaming

LGD

Việc gán cho bất cứ một đội tuyển nào đó cái danh thi đấu đáng thất vọng là không hề dễ. Bởi ai cũng vậy, sẽ chỉ luôn có cho mình những giây phút thăng hoa nhưng không ai dám đảo bảo sự thăng hóa đó có thể duy trì mãi mãi. Tuy nhiên, đối với một đội tuyển mà mới cách đây mấy tháng họ chỉ chấp nhận đứng sau nhà vô địch mà bây giờ lại đang ngụp lặn phía dưới bảng xếp hạng như LGD Gaming thì không còn từ gì diễn tả đúng hơn ngoài “thất vọng”. Bởi đối với một nhà đương kim Á quân thì luôn có những sự kỳ vọng mà người hâm mộ dành cho họ.

Sau màn thể hiện vô cùng nhạt nhòa tại chặng đường đã qua của LPL, đội tuyển tỏ ra cực kỳ thiếu ổn định, những vấn đề mà họ gặp phải vẫn cứ là đến từ người đi rừng. Dường như bài học của mùa giải trước không hề giúp ích gì cho những chảng trai này. Hơn thế nữa, những quyết định sai lầm cũng thường xuyên trừng phạt chính bản thân họ

cropped_pyl jpeg

Quả thực với những quân bài dành tiếng như Acorn, Pyl hay siêu xạ thủ imp, đáng lẽ LGD phải trở thành một đối trọng của EDG. Nhưng người hâm mộ càng mong đợi thì họ lại càng ẩn mình phía dưới bảng xếp hạng, nơi những đội tuyển vắt sức ra chỉ để mong 1 tấm vé đến với vòng Playoffs. Nguyên nhân đẩy họ xuống dưới nửa sau bảng xếp hạng cũng khá khó hiểu bởi nhiều lúc những lợi thế đã hiện hữu rất rõ ràng trong lòng bàn tay họ nhưng họ lại đánh rơi nó mà chẳng vì lý do gì.

Vị trí thứ 8 là nằm ngoài dự tính của người hâm mộ cũng như giới chuyên gia khi nhìn vào đội hình chất lượng của LGD, nhưng là xứng đáng đối với màn thể hiện một màu xám xịt tới từ họ. Hy vọng rằng với những quân bài chất lượng mà họ có trong tay, chúng ta sẽ sớm được sự trở lại của đương kim Á quân LPL mùa xuân.

Master3 – Ngựa ô càn quét bảng xếp hạng

Trước khi giải đấu diễn ra, M3 được đánh giá là sẽ xuất hiện ở vị trí 10 hoặc 11 của bảng xếp hạng. Tuy nhiên, sau những gì mà họ thể hiện thì một vị thế ngang hàng với những Invictus Gaming và Team Snake tại vị trí thứ 3 là hoàn toàn xứng đáng. Sự bất ngờ này có lẽ có chút tương đồng với việc Doinb của Qiao Gu từ một người không ai biết đến lại trở thành tuyển thủ đường giữa đóng góp nhiều nhất trong số các mạng tiêu diệt cho đến thời điểm này của mùa giải.

m3

Sự nổi lên của M3 có lẽ tới từ những cá nhân như dade, looper hay Smlz tuy không có phong độ tốt nhất trong sự nghiệp của mình nhưng cũng phần nào đủ để lấp đầy được lỗ hổng trong đội hình. Quả thực, lối đánh của M3 thường tỏ ra thiếu tính hệ thống, mỗi cá nhân thi đấu đều dựa trên sự lựa chọn của bản thân, trận thảm bại của họ trước Invictous Gaming là bằng chứng cho một lối đánh như thế.

Tuy vậy, nếu như thi đấu có phần thiếu gắn kết như thế mà vẫn gặt hái được 4 trận thắng 5 trận hòa và để thua 3 trận (thắng 13 trên tổng số 24 game đấu) thì chắc chắn M3 là một đội tuyển có đầy tiềm lực. Nếu như họ có thể cải thiện được những mắt xích của mình trong lượt về của LPL, thì một tấm vé đến với Chung kết thế giới rất có thể sẽ thuộc về họ.

Game đấu đáng chú ý

Snake vs LGD Gaming (ván 1)

Trong khi sự nhàm chán vẫn liên tục đeo bám lối chơi của LGD Gaming thì  một trận đấu như thế này là vô cùng đáng xem. Bởi thật hiếm khi chúng ta được chứng kiến cả GODV và imp tỏa sáng vào cùng một ngày đẹp trời khi họ đem ra những vị tướng làm nên tên tuổi của mình như Twitch hay Oriana. Màn thể hiện của 2 vị trí chủ lực đem lại sự hưng phấn cho người xem nhưng điều làm nên một trận đấu đáng xem lại chính là một chiến thắng dành cho Team Snake khi họ thi đấu hết sức tỉnh táo, không để sự tỏa sáng của đối phương làm mình mất phương hướng.

Nunu vs Evelyn: Tương kế tựu kế

Chúng ta chắc hẳn vẫn chưa quên Evelyn trong tay Clearlove đã hủy diệt SKT T1 tại chung kết MSI như thế nào. Sau trận đấu đó, Clearlove đã có một bài phát biểu cho rằng Evelyn là một quân bài khắc chế Nunu một cách hoàn toàn, khiến cho “Người Tuyết” không thể nào gượng dậy nổi. Điều đó những tưởng là một chân lý không thể bàn cãi. Nhưng với một Nunu trong tay những thành viên của Unlimited Potential thì Evelyn của Clearlove lại trở nên đặc biệt vô dụng.

Nguyên nhân không phải là vì Nunu của UP có gì khác hay đặc biệt so với Nunu trong tay bengi. Mà phải nói đến cách UP lựa chọn quân bài để nhử Clearlove lấy cho mình Evelyn và ngay sau đó họ đáp lại bằng Twisted Fate.

Có thể nhận ra rằng sự lựa chọn Nunu ngay ở lượt chọn thứ 2 là đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi bài học của SKT T1 vẫn còn đó. Nhưng UP đã biết cách biến ván bài cân não này trở thành lợi thế cho mình, điều mà SKT T1 không đủ tỉnh táo để có thể làm được.

Theo TheScore Esport

No comments:

Post a Comment