Tuesday, June 23, 2015

Ambition & Score: Chặng đường đến với khu rừng

Những thay đổi lớn trong giai đoạn đầu mùa giải 2015 đã tác động rất lớn đến Đấu Trường Công Lý. Từ những khác biệt về tầm nhìn, cho đến sự xuất hiện của những trang bị mới và ngay cả sự thay đổi về phép bổ trợ Trừng Phạt, tất cả đều sở hữu những tác động nhất định đối với mỗi vị trí trong từng đội hình, đặc biệt là với những người đi rừng.

Quả thực, chính những thay đổi đậm tính đột phá như thế này đã gây ra không ít khó khăn đối với những người chơi chưa từng đánh vị trí này, tuy nhiên vẫn còn đó những cá nhân muốn thử thách bản thân mình tại môi trường mới. Tất nhiên, trong số đó cũng có cả những tuyển thủ chuyên nghiệp.

Đối với những người Hàn Quốc, mùa giải của họ càng trở nên khó khăn hơn nữa khi các tuyển thủ đi rừng tên tuổi nhất của họ tại thời điểm đó đã quyết định đi tìm thử thách ở những miền đất mới. Một số đội như Samsung Galaxy buộc phải vượt qua giai đoạn khó khăn với những quân bài mới. Còn đối với một số đội tuyển như CJ Entus hay KT Rolster thì họ lại quyết định đẩy những quân bài sẵn có của mình vào trong rừng.

1. Score – khi xạ thủ đặt chân vào rừng

Đối với đại kình địch ngày nào của SKT T1, họ không lạ lẫm gì với việc thực hiện những thay đổi nhân sự bằng chính những quân bài mà mình có trong tay. Ví dụ như tại mùa giải vô địch OGN mùa hè 2014, họ đưa cựu tuyển thủ đường giữa đầy kinh nghiệm của mình là Ryu “Ryu” Sang-ook vào vị trí đi rừng và cũng gặt hái được một số thành công nhất định. Sau khi Ryu quyết định rời khỏi KT Rolster Bullets vào cuối năm 2014, KT buộc phải khởi đầu tiền mùa giải 2015 của mình bằng việc xoay vòng vị trí đi rừng bằng những quân bài mang tên Yoon “Prime” Du-sik và Go “Score” Dong-bin.

score

Trong đó đáng chú ý nhất có lẽ chính là xạ thủ Score của họ khi anh có một màn ra mắt khá ấn tượng vơi đại kình địch của KT là SKT T1. Mặc dù tỏ ra quá hưng phấn trước vai trò mới khi cầm Rengar mà quên nâng cấp Dây Chuyền Răng Nanh nhưng anh vẫn kết thúc trận đấu với một chỉ số KDA khá đẹp 1/2/11. Sau trận đấu, xạ thủ của KT lúc đó thừa nhận rằng đã có những lúc anh muốn thử thách bản thân mình với vị trí mới này nhưng thật tiếc là lúc đó đã có người đảm nhiệm trọng trách này rồi. Tuy nhiên, với những gì anh thể hiện trong giai đoạn tiền mùa giải của LCK mùa xuân thì thay đổi mang tên Score dù ẩn chứa khá nhiều đe dọa những vẫn tỏ ra không kém phần hiệu quả.

Tại thời điểm còn đảm nhiệm vai trò xạ thủ, cái tên Score được người hâm mộ phong tặng biệt danh đi kèm “The immortal” bởi lối đánh an toàn và luôn biết cách chọn vị trí thích hợp nơi hậu phương để xả lượng sát thương lớn vào đội hình địch. Tuy nhiên, dường như môi trường thi đấu hoàn toàn mới đã khai sáng một Score hoàn toàn mới, một Score hổ báo sẵn sàng có mặt nơi tiền tuyến để định hướng giao tranh.

Biệt danh “Bất tử” vẫn luôn gắn liền với cái tên của Score khi anh còn thi đấu ở vị trí xạ thủ

Chính lối đánh linh hoạt và không ngại va chạm đó của anh đã giúp Score in dấu chân của mình trong 80% trên tổng số mạng tiêu diệt của toàn đội. Ngoài ra, anh tỏ ra là một người chơi có thiên hướng đánh những vị tướng cơ động như Lee Sin, Jarvan IV, Rek’Sai hay Vi. Tuy nhiên thật không may mắn cho anh khi những việc thua thiệt của những người đồng đội của anh lại vô hình kìm hãm lối chơi của anh, khiến cho anh buộc phải đặt mình tập trung vào những pha phản gank hơn là tận dụng lợi thế cơ động để đi gây áp lực lên đối phương hay kiểm soát tầm nhìn.

score 1

Có vẻ như sự xuất hiện của hỗ trợ Jung “Fixer” Jae-woo tại thời điểm của giai đoạn mùa xuân năm nay chính là sự bổ sung kịp thời dành cho cả đội khi anh liên tục là nhân tố quan trọng trong việc giúp KT thắng đường, tạo tiền đề rất tốt cho những pha gank sớm đầy hiệu quả của Score. Không thể phủ nhận rằng màn thể hiện của anh đóng góp 1 phần quan trọng trong khởi đầu ấn tượng của KT đầu mùa giải LCK mùa hè năm nay, tuy nhiên điểm trừ của anh chính là sự bao sân cần có đối với một người đi rừng. Trong trận thua của 0-2 trước Koo Tigers, sự “tàng hình” của anh trong suốt cả trận đấu khiến người hâm mộ nhớ người đi rừng cũ của KT Rolster Arrows là Lee “KaKAO” Byung-kwon hơn bao giờ hết.

Mặc dù vậy, đối với môi trường đầy tiềm năng phát triển như thế này, chắc chắn Score sẽ vẫn còn đó những cơ hội để bộc lộ tiềm lực của bản thân. Và với những gì anh đang thể hiện tại LCK cho đến thời điểm này, thì anh hoàn toàn có khả năng kết nối từng cá nhân của KT thành một khối để có thể cùng hướng tới những chiến thắng trong tương lai.

2. Ambition – quân bài cũ mà mới

ambition1

Từng được biết đến với tư cách là một trong những người chơi đường giữa nổi bật đến từ Hàn Quốc, Ambition luôn khiến người ta phải nhắc đến tên anh khi nói về một lối đánh thông minh, khoa học và kỷ luật. Đối với những người động đội của mình tại CJ Entus, anh vẫn luôn được coi là một người dẫn dắt lối chơi quan trọng bên cạnh MadLife.

Cuối năm 2014, sự ra đi của cả Baek “Swift” Dae-Hoon từ CJ Frost cũng như Kang “DayDream” Kyung-min của CJ Blaze khiến cho CJ Entus buộc phải đưa Ambition đến với vị trí đi rừng. Ban quản lý của đội tuyển tin rằng dựa vào kinh nghiệm dày dặn của anh có thể sẽ đem lại mối liên kết cho những thành viên trong đội hình, đặc biệt là những người mới.

Không giống như Score, Ambition thường xuyên bị chỉ trích vì lối đánh không mấy nổi bật của mình tại đường giữa. Đến với LCK mùa xuân vừa qua, chính những khó khăn đó cũng đã theo anh vào tận trong rừng khi anh tài nào tạo được đột biến trong giai đoạn đầu trận. Khi đó, những người hâm mộ cho rằng CJ đã quá bảo thủ trước một đội hình già nua mà không biết cách tìm kiếm cho mình những người chơi có kỹ năng và khả năng thích ứng tốt trong chế độ Xếp hạng đơn.

Tuy nhiên thật bất ngờ khi màn thể hiện của họ tại mùa giải đó lại vừa đủ để không những kiếm cho mình một vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng mà còn gây không ít khó khăn cho một SKT T1 đang trở mình mạnh mẽ.

ambition

Sau khi kết thúc vòng Playoffs ấy, CJ hẳn cũng đã nhận ra nguyên nhân dẫn đến thất bại của mình chính là do áp lực từ phía người đi rừng bên phía SKT T1 –  Bae “bengi” Seong-ung tạo ra. Rek’Sai của bengi trong trận đấu đó dường như vô hiệu hóa hoàn toàn sự hiện hiện của Ambition bằng việc tận dụng khả năng đọc trận đấu một cách chính xác của mình. Qua đó phần nào cũng giúp bản thân Ambition ngộ ra được những điểm yếu mình cần khắc phục.

Trái ngược với sự chắc chắn mà anh sở hữu, lối đi rừng của Ambition là rất thiếu động lực và sức sáng tạo. Lối đánh có phần bị động của anh tuy rằng tỏ ra ăn khớp với đội hình của CJ nhưng lại để lộ quá nhiều cơ hội cho những người đi rừng bên phía đối phương khai thác. Trong trận đấu với SKT T1 vừa qua cũng vậy, bengi liên tục là người hưởng lợi thế từ việc này khi sẵn sàng đánh hổ báo và đẩy những bùa lợi ra xa khỏi tầm tay của các thành viên bên phía CJ.

Hơn thế nữa, CJ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai lối đánh của mình. Họ thường để thua ván đấu đầu tiên trong loạt BO3 và chỉ có thể thi đấu đúng phong độ khi đã có đủ thời gian để nghiên cứu đối phương, qua đó vạch ra được một chiến thuật có sẵn dành cho Ambition để giúp anh có thể tạo được nhiều áp lực nhất có thể.

Tuy nhiên, khi phải đối đầu với những người đi rừng có kinh nghiệm và sở hữu lối đánh linh hoạt hơn thì chính là lúc điểm yếu của Ambition hiển hiện một cách rõ ràng nhất. Trong hoàn cảnh đó, dường như anh hoàn toàn mất phương hướng và từ từ bị trở nên lạc lõng ngay cả khi di chuyển chung với những người động đội.

Chính sự lựa chọn Nidalee của Ambition đã vô tình tiếp tay cho Yi của Faker càn quét đội hình CJ

Lối đánh chắc chắn và đảm bảo an toàn của Ambition có thể là chìa khóa dẫn đến chiến thắng cho CJ trong một vài trận, nhưng nó quá dễ bị bắt bài khi đè nặng tính dập khuôn. Những người đi rừng mới như Score hay Ambition đều đã có thể tỏa sáng trong những trận thắng cảu đội mình, mặc dù họ vẫn chưa thực sự là một ngôi sao sáng trong khu rừng của mình. Cái họ thiếu chính là sự kiên định, bổ sung thêm một chút kinh nghiệm đi rừng và khả năng đọc tình huống. Nếu hoàn thiện được những phương diện này, chắc chắn một tương lai tươi sáng hơn vẫn có chỗ cho họ.

No comments:

Post a Comment