Saturday, April 30, 2016
Gặp gỡ game thủ nữ Hằng Đàm: “Người yêu của mình là LMHT”
Hằng Đàm là một nữ game thủ khá nổi tiếng trong cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại Hà Nội với khuôn mặt xinh xắn dễ thương, tính cách hiền lành và có niềm đam mê với game – điều mà hiện nay rất được các bạn nam yêu thích với hơn 6.500 lượt theo dõi trên Facebook. Và Liên Minh 360 đã có một cuộc trò chuyện với Hằng Đàm để cộng đồng hiểu rõ hơn về cô nàng này.
Xin chào Hằng Đàm, bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân được không ?
Xin chào các bạn độc giả của Liên Minh 360, mình tên là Đàm Thanh Hằng, sinh ngày 24/11/1995. Hiện mình đang là sinh viên năm 3 khoa Kế toán trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội.
Bạn chơi Liên Minh Huyền thoại lâu chưa ? Hiện tại bạn đang ở rank nào ?
Mình chơi Liên Minh từ mùa 3, đến giờ được 2 năm rồi. Mình đang ở rank Kim Cương V.
Chắc hẳn bạn đọc đang rất tò mò về ingame của bạn đấy ?
Ingame mình là Hằng Đàm (cười).
Vị trí yêu thích và tướng sở trường của bạn là gì ?
Mình đánh support và tướng mình yêu thích là Taric và Morgana.
Tướng yêu thích của Hằng Đàm là “soái ca” Taric…
Bạn ở team nữ Paradise đúng không ? Bạn đánh vị trí nào trong team vậy ?
Trước mình là support team Paradise nhưng từ khi mấy giải nữ ít đi thì team gần như không hoạt động và mọi người chuyển sang đánh tự do hết rồi ạ
Thật tiếc. Bạn đã đạt được những thành tích nào rồi ?
Trước Team Paradise cũ bọn mình được giải 3 , giải League of Pretty của nữ do caster Viruss tổ chức.
Team nữ Paradise
Bạn có stream không ?
Mình có. Nhưng hiện tại vì công việc và ôn thi nên mình đang tạm ngưng. Mình sẽ trở lại stream trong thời gian tới.
Bạn có thể chia sẻ một chút về sở thích, sở trường và sở đoảng của mình chứ ?
Sở thích của mình là chơi game, xem phim và đi du lịch. Sở trường là nấu ăn, mình rất đảm đang đấy nhé (cười lớn). Còn sở đoảng thì nhiều vô kể luôn ạ, à mình rất ngại giao tiếp, chắc là do nhát quá.
Mình xin phép đề cập đến một vấn đề hơi tế nhị được không ? Có lẽ sẽ khá đụng chạm, bạn không ngại chứ ?
Vâng.
Bây giờ các bạn nữ chơi Liên Minh hay bị đánh đồng là trình độ hạn chế và chỉ thích được nổi tiếng. Bạn nghĩ sao về vấn đề này ?
Thực ra thì đánh đồng thế cũng không phải cho lắm. Mình cũng chơi LMHT đc một thời gian, cũng quen khá nhiều bạn nữ đánh rất tốt, đối với họ game là đam mê . Nhưng một số bạn nữ lại nghĩ họ chơi game và chả cần biết mình đánh như thế nào, đôi khi họ làm mọi cách để được xếp hạng cao trong rank và chỉ để người khác chú ý đến mình. Điều này mình nghĩ là có người này người kia ạ.
Vừa qua có khá nhiều “phốt” xảy ra với những bạn nữ khá nổi tiếng trong cộng đồng Liên Minh, mà mọi người hay gọi vui là Lolbiz. Bạn nghĩ sao về tình trạng các bạn nữ ganh đua soi mói nhau trong game ?
Đôi khi có một số bạn nữ ghen ghét nhau một cách khó hiểu ý ạ. Kiểu thấy rank cao hơn mình cũng ghét, chơi với nhiều bạn rank Cao thủ Thách đấu cũng thấy ghét rồi đi nói xấu hay được người khác kéo rank cũng bị ghét luôn. Chuyện chả có gì nếu ghét nhau để trong lòng nhưng đằng này các bạn ý lại bô bô lên Facebook. Đánh nhau thì mình chưa thấy chứ chửi nhau rồi bóc phốt nhau thì nhiều vô kể. Liên Minh Huyền Thoại đã bị nhiều bạn lợi dụng để dìm người khác, để nổi tiếng. Rất buồn.
Câu hỏi cuối cùng, hơi riêng tư chút nhưng có lẽ rất nhiều người quan tâm. Bạn đã có người yêu chưa ?
Hiện tại, người yêu của mình là Liên Minh Huyền Thoại (cười).
Rất cảm ơn những chia sẻ của bạn. Chúc bạn thành công và luôn xinh đẹp như này nhé.
Bao giờ thì Ultra Rapid Fire của tôi trở lại?
Hexakill: Khu Rừng Quỷ Dị đã trở lại trong Hàng Chờ Luân Phiên! Chế độ này sẽ được mở từ trưa ngày Thứ 6 và đóng lại vào sáng ngày Thứ 2, ở đây, bạn sẽ tham gia vào một chế độ chơi gồm tất cả 12 người, mỗi đội 6 người tranh chấp nhau trên bản đồ Khu Rừng Quỷ Dị! Bên cạnh đó, thời gian cụ thể của các chế độ chơi trong Hàng Chờ Luân Phiên cho tháng 5 cũng đã có, và theo phản ứng của cộng đồng, URF lại một lần nữa xuất hiện vào cuối tháng 5 này!
Từ những trận chiến đỉnh cao trong Một Cho Tất Cả, tới những cuộc tranh chấp ngoạn mục trong Thăng Hoa, Hàng Chờ Luân Phiên sẽ cung cấp cho bạn những chế độ chơi độc đáo nhất trong Liên Minh Huyền Thoại. Và chế độ chơi được mở trong Hàng Chờ Luân Phiên tuần này chính là Hexakill: Khu Rừng Quỷ Dị!
Lịch cụ thể các chế độ chơi trong tháng 5.
Để hiểu được rõ hơn về chế độ chơi tuần này, hãy đi vào những thứ cơ bản trước:
- Thi đấu trên bản đồ Khu Rừng Quỷ Dị, vì thế sẽ có những Tế Đàn bạn cần phải chiếm và Nexus bạn cần phải phá hủy.
- Là Hexakill. Vì thế sẽ có 6 tướng trong 1 đội thay vì 3.
Và từ nay về sau, trong tất cả các chế độ chơi xuất hiện trong Hàng Chờ Luân Phiên, chúng tôi sẽ bật Thông Thạo Tướng lên để các bạn có thể tăng thêm điểm Thông Thạo cho mình trong khi giải trí. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thể nhận được các mảnh chìa khóa khi chiến thắng, và rương khi bạn (hoặc đồng đội) được S-, S, và S+.
Chế độ Hexakill: Khu Rừng Quỷ Dị vẫn đang diễn ra và nó sẽ kết thúc vào tối Chủ Nhật (chúng tôi thường tắt nó khá sớm vào sáng Thứ 2–thường là vào khoảng 1:00 cho tới 3:00 giờ sáng).
Sau khi Hexakill: Khu Rừng Quỷ Dị kết thúc, Một Cho Tất cả sẽ xuất hiện trong Hàng Chờ Luân Phiên tuần sau, theo sau nó sẽ là chế độ Thăng Hoa và sự trở lại của URF ở tuần sau nữa. Nếu bạn chưa rõ cách chơi hay luật của bất cứ chế độ chơi nào, thì hãy nhớ truy cập vào Liên Minh 360 để nắm bắt chúng.
Bản đồ Khu Rừng Quỷ Dị.
Trong một vài tháng tới, chúng tôi sẽ thử một số thứ khác trong Hàng Chờ Luân Phiên, có thể là sẽ kéo dài thời gian của nó ra, dĩ nhiên là dựa trên độ phổ biến, quyết định xem nên bỏ chế độ chơi nào và chế độ chơi nào thì khả dụng. Chúng tôi vẫn đang ngóng chờ những phản hồi của các bạn, vì thế, hãy cho chúng tôi biết ở phía dưới bình luận. Chúc các bạn vui vẻ và tận hưởng khoảnh khắc cùng 5 người đồng đội trong Khu Rừng Quỷ Dị tuần này.
Như vậy, theo lịch cụ thể thì các chế độ chơi sẽ xuất hiện như phía trên. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình những thứ cần thiết trước khi bước vào một chế độ chơi nào đó nhé các bạn.
Tâm thư gửi cộng đồng của Doinb – Tôi chỉ là người bị hại?
Dài quá, ngại đọc?
Bài viết nói về những chia sẻ của Doinb về mối bất hòa giữa anh và người đồng đội Swift, thái độ thay đổi của các thành viên, sự thực đằng sau những lời phát biểu một chiều mà người hâm mộ nghe được từ Swift và quản lý. Lý do đằng sau việc QG nhận thua ở playoff có phải do thực sự vì họ không có đủ người? Liệu người hâm mộ có quá cảm tính và công bằng khi phán xét Doinb mà không cho anh cơ hội được đứng lên giải thích? Dưới đây là câu chuyện dưới lời kể của anh.
Ai mới là người nói thật?
1. Sau giải đấu mùa hè năm 2015, Newbee tiếp quản QG
2. Hợp đồng của Swift tại thời điểm đó nói rằng anh sẽ nhận được tất cả những gì mà anh ấy yêu cầu từ tổ chức, và sẽ không phải ngồi trên băng ghế dự bị. Swift muốn đẩy Tom xuống LSPL (giải hạng 2) và nếu yêu cầu này không được đáp ứng, anh ta sẽ rời đội. Như được nhắc đến ở ảnh chụp màn hình, Swift cho rằng anh ấy đã ký hợp đồng với điều kiện Tom rời khỏi đội. Đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra, khi chúng tôi ở LSPL, ssun và gamjagod đều gặp phải số phận tương tự với tư cách là những người đi rừng dự bị. Swift, không có sự đồng ý từ Tom, đã không chấp nhận anh ấy tham gia giải đấu. Tương tự như vậy, ở LSPL, Swift đã nói rằng Borisal là một người chơi tồi và họ sẽ không bao giờ thi đấu cùng nhau, nên QG đã sử dụng tôi.
3. Tôi đã nói chuyện với Swift, và anh ấy nói rằng thay thế tôi ở mùa giải này là ý kiến của toàn đội? Nhưng sau khi giai đoạn mùa hè kết thúc, Peco đã muốn thay thế Swift. Tôi đã nói với đội rằng tôi muốn tiếp tục chơi cùng Swift. Tôi đã phải giao tiếp với Peco bằng tiếng anh ở mùa trước vì tiếng Trung của tôi không được tốt. Bất đồng quan điểm của tôi với người đi đường trên và xạ thủ là có thật. Tuy nhiên, ban lãnh đạo đã giải quyết vấn đề này và họ đã quyết định sử dụng tôi, nhưng Swift cuối cùng đã không đồng ý.
Tôi đã gắn bó với đội được 1 năm rưỡi và mối quan hệ đó sẽ không sụp đổ chỉ trong một ngày, và chúng tôi thậm chí còn không có một cuộc tranh cãi dù là nhỏ nhất trong quãng thời gian đó. Mâu thuẫn giữa Swift và tôi là có thật, nhưng tôi không có vấn đề gì với những người khác. Tôi không bao giờ vay mượn dù chỉ là một xu từ các đồng đội, tôi tự trả tiền cho tất cả mọi thứ ( tiền máy bay, thức ăn, khách sạn, quà cho bạn gái). Bây giờ đội tuyển lại nói tôi yêu cầu quá nhiều tiền? Tôi yêu cầu được cung cấp xe? Đây là những cáo buộc hoàn toàn sai sự thật, tôi thậm chí còn không có bằng lái xe, tôi không có vấn đề với chuyện lương thưởng và hoàn toàn hài lòng với bản hợp đồng của mình.
Doinb và bạn gái
4. Swift không có chút tôn trọng nào với những người ở vị trí cao hơn. Anh ấy nói chuyện một cách thô lỗ với quản lý của đội, lờ đi những yêu cầu của huấn luyện viên. Điều này xảy ra vào giai đoạn cuối của giải Mùa Hè 2015 lúc mà hợp đồng của chúng tôi được gia hạn đến 1/5/2018, nhưng Swift muốn chuyển đến một đội tuyển khác nên tôi đã gửi cho anh ấy một tin nhắn.
5. Tôi đã nói với tổ chức rằng tôi muốn ở lại đội kể cả có phải ngồi trên băng ghế dự bị. Swift đã nói với đội rằng anh ấy sẽ không bao giờ thi đấu cùng với tôi, nên họ đã liên lạc với Dade. Tuy nhiên Swift đã nói với tôi phải chịu trách nhiệm nếu muốn quay về đội. Tại sao tôi là người phải đứng ra gánh lấy những chỉ trích? Như những gì tôi được thấy, Swift thậm chí có nhiều quyền lực hơn cả huấn luyện viên. Swift nói anh ấy không bao giờ muốn thi đấu với Dade hoặc Borisal năm ngoái.
Thử đoán xem tại sao Dade không bao giờ tham gia đấu tập và phải trở về Hàn Quốc? Nhìn vào ngày tháng ở trong đoạn tin nhắn và bạn sẽ hiểu lý do. Tại sao Tom phải rời đội mà không thể làm bất cứ điều gì? Tại sao chúng tôi phải nhận thua khi không có đủ người đi đường giữa? Không một ai liên lạc với tôi lúc đó. Doinb cậu có muốn chơi không? Chúng ta đang bị xử thua? Không có gì, không một tin nhắn. Swift đã không quan tâm đến huấn luyện viên và quản lý và tôi phải nói chuyện trực tiếp với người sở hữu của đội.
6. Theo những gì Swift đã nói, tôi kiếm được rất nhiều từ công việc stream và không muốn quan tâm đến việc thi đấu nữa??? Vậy tất cả những cuộc nói chuyện mà tôi có với đội là vì điều gì? Tại sao tôi đã phải xin lỗi đồng đội về bất đồng với Swift để có thể thi đấu một lần nữa? Đúng là có một vài tranh cãi giữa tôi và các thành viên trong đội xung quanh vấn đề stream, chính xác hơn là về hợp đồng stream. Hợp đồng đã hết vào tháng 6 năm 2016 và vào tháng 1, tôi đã nói với đội rằng tôi muốn stream cho một kênh kém phổ biến hơn, và tôi muốn ký một hợp đồng mới ngay sau khi Chung Kết Thế Giới năm nay kết thúc.
Tuy nhiên những người đứng đầu đã cố thuyết phục việc tái kí hợp đồng và sự phân chia lúc đó là 70% cho đội, 30% cá nhân. Tôi đã muốn họ thay đổi sang tỉ lệ 30/70 và chúng tôi đã nói về điều này sau trận đấu với EDG (tháng 1). Ông chủ đã nói ông ấy sẽ trả lời tôi trước trận đấu với IG, tuy nhiên đã không có điều gì xảy ra. Swift đã bịa ra câu chuyện nói rằng tôi sẽ không thi đấu nếu không nhận được câu trả lời, nhưng nếu các bạn xem trận đấu đó, các bạn sẽ biết ai mới là kẻ dối trá. Ở thời điểm trận đấu với EDG kết thúc, đội tuyển đã sẵn sàng tìm kiếm một người đi đường giữa khác. Bất kể vì lý do gì, tôi không bao giờ từ chối thi đấu. Mùa giải năm ngoái khi QG đã có một hợp đồng stream, quản lý của đội đã nói rằng tôi sẽ nhận đươc 10000 nhân dân tệ mỗi tháng, điều này chưa bao giờ xảy ra.
Tôi chưa từng nhận được dù chỉ một xu. Nếu tôi chỉ muốn tiếp tục stream ở mùa giải này (mà không đấu), tôi đã có thể nhận lương hàng tháng và tiếp tục stream. Tại sao tôi phải nói chuyện với ông chủ và quản lý nói rằng tôi muốn thi đấu. Điều này thực sự là một cáo buộc không thể tin được và biến tôi thành một kẻ dối trá. Đúng là tôi thích stream. Tôi sử dụng tiếng Trung khi stream và tôi thích nói chuyện với người hâm mộ vì điều đó giúp tôi cải thiện khả năng ngoại ngữ rất nhiều. Tuy nhiên tôi không bao giờ nghĩ về việc từ bỏ việc trở thành một tuyển thủ chuyên nghiệp để stream.
7. Tôi không có bằng chứng về việc Swift lờ đi yêu cầu của huấn luyện viên trong giai đoạn cấm chọn, nhưng ở trận đấu với LGD, nếu các bạn xem lại thống kê ở tài khoản của tôi, tôi đã chỉ tập luyện Quinn đường giữa, và có một tỉ lệ thắng rất tốt với Gragas ở trong những đấu tập. Tuy nhiên Swift đột nhiên muốn dùng Kindred và Graves, và anh ấy nói nếu tôi sử dụng Quinn đường giữa, chúng tôi sẽ thiếu sát thương phép và không thể tiêu diệt người chống chịu của đối phương. Tôi đã không thể sử dụng Quinn một lần nào từ khi đó, và đã tập luyện Lulu để chúng tôi có thể kết hợp với Sivir.
Giữa cặp đấu, tôi đã chọn Lulu nhưng Peco đã không dùng Sivir nên đã có một số tranh cãi nhỏ. Tuy nhiên tôi đã xin lỗi Peco vì đã tỏ ra quá nhạy cảm lúc ấy (bởi mối bất hòa với Swift). Sau đó, chúng tôi vẫn đấu xếp hạng với nhau và không có vấn đề gì xảy ra. Đối với Swift, bỏ qua mệnh lệnh của huấn luyện viên rất dễ dàng. Kể cả ở trận đấu với EPA gần đây khi Swift sử dụng Khazik bất chấp việc tất cả thành viên đều không tán thành.
8. Tôi đã là người đầu tiên lên tiếng trước. Tôi đã thực sự muốn tiếp tục thi đấu cho đội, và tôi đã muốn ở lại kể cả phải dự bị. Tuy nhiên Swift đã nói rằng nếu tôi muốn ở lại, tôi sẽ phải nhận hoàn toàn trách nhiệm và mọi chỉ trích. Tôi đã đồng ý, và ít nhất là có thể ở lại với đội. Chúng tôi đã không nói thêm bất cứ điều gì cho đến vài ngày trước đây, Swift đột nhiên thay đổi thái độ và nói rằng tôi nên rời đi vì lợi ích của tất cả các bên. Tôi đã làm tất cả những gì có thể (để ở lại). Nếu nhìn vào ảnh chụp màn hình, Swift đã nói rằng anh ấy sẽ không thi đấu nếu tôi còn trong đội, và tôi cảm thấy rất tức giận vì điều đó. Swift không muốn thi đấu bên cạnh tôi nên tôi phải chuyển xuống giải hạng dưới. Ở vòng loại playoff khi cả đội không đủ người và dade không được quyền thi đấu, không phải lựa chọn tốt nhất là cho tôi một cơ hội để chơi thay vì để xử thua như vậy hay sao? Họ đã không hề liên lạc với tôi. Kể cả đến thời điểm cả đội bị xử thua tôi cũng không hề nhận được dù chỉ một tin nhắn.
Sau khi tôi trở thành một thành viên dự bị sau trận đấu với Snake, tôi đã đến gặp ông chủ và bày tỏ nguyện vọng muốn thi đấu. Vào ngày 12, ông ấy nói vì Dade không thể thi đấu vào ngày 17 nên ông ấy sẽ để tôi chơi. Tuy nhiên cả đội đã không để tôi tham gia vào những trận đấu tập, và kể cả khi tôi đã cố nói chuyện với Swift, anh ấy nói anh ấy đã từ chối. Tôi đã cảm thấy buồn và bị tổn thương thật sự khi QG bị xử thua trong trận đấu với EDG. Đội tuyển không màng đến việc nói chuyện với tôi ở trận đấu tranh hạng 3. Cả đội đã biết rằng họ không thể có sự phục vụ của Dade. Tuy nhiên trong cuộc họp, họ nói rằng họ tìm ra cách để đưa Dade vào đội vào ngày 16, ngày trước khi diễn ra trận đấu. Borisal đột nhiên chấm dứt hợp đồng vào buổi sáng ngày thi đấu playoff, và người kể cả thành viên dự bị cũng đột nhiên bị thương và không thể thi đấu, và tôi thì bị đình chỉ khỏi đội vì những hành vi cư xử để cả đội có thể sử dụng Dade, tuy nhiên cuối cùng thì kế hoạch thất bại và chúng tôi bị xử thua.
9. Bức thư này có vẻ đã quá dài nên tôi sẽ tổng hợp những gì đã xảy ra ở đây. Với tư cách là một vận động viên thể thao điện tử chuyên nghiệp, tôi khẳng định những gì được viết đều là sự thật và sẵn sàng cam đoan bằng cả sự nghiệp của mình. Lý do mà tôi phải lên tiếng là vì tôi đã bị phản bội không chỉ một mà những 2 lần bởi một người mà tôi đã từng coi là bạn, và cả đội thậm chí còn cố tạo ra một hình ảnh xấu để ngăn việc tôi có thể tiếp tục đứng trong ngành. Nếu bạn xem lại cuộc phỏng vấn, họ đã không hề cân nhắc đến việc liên lạc với tôi. Swift nói rằng tôi có thể ở lại đội và làm thành viên dự bị nếu nhận mọi tội lỗi, điều mà không gì hơn là một lời nói dối.
Tôi hoàn toàn không muốn kết thúc sự nghiệp bây giờ, nó có thể là dấu chấm hết cho tôi. Tôi thật sự sợ hãi. Swift sẽ phản đối đến cùng việc tôi ở lại đội, nên tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai. Tuy nhiên tôi ít nhất muốn người hâm mộ biết về điều này. Tôi đã đi lên từ LSPL tới LPL với cả đội, và tôi cảm thấy buồn khi phải rời khỏi nơi này với những lý do như vậy. Lý do tôi lao vào học tiếng Trung điện cuồng là bởi nếu chúng tôi gặp khó khăn khi giao tiếp, sẽ rất khó để thi đấu ở những giải quốc tế…Tất cả mọi nỗ lực của tôi có vẻ như là vô ích tại thời điểm này. Một người tôi đã từng coi là bạn, đã từng nói với tôi những điều như “thật sự khó khăn nếu không có cậu” “cậu là người thoải mái nhất mà tôi từng thi đấu cùng” bây giờ lại nói rằng “tôi sẽ không bao giờ thi đấu bên cạnh hắn thêm một lần nào nữa”.
Tôi thực sự ghét việc sự nghiệp của mình đang bị thao túng với ý muốn của một người. Cho tất cả những ai đọc bức thư này, tôi hy vọng bạn sẽ không bao giờ bị phản bội bởi một người mà bạn coi là bạn. Tôi không biết liệu mình có thể tiếp tục sự nghiệp của mình sau bức thư này hay không, nhưng nếu tôi có được dù chỉ một cơ hội nữa, tôi hy vọng điều này sẽ không bao giờ lặp lại.
————————————————–
Còn bạn thì sao? Bạn cho rằng ai đúng ai sai trong câu chuyện đầy drama này?
Phòng cách âm – Nỗi bức xúc của các vận động viên LCS Bắc Mỹ và Châu Âu
Nếu theo dõi thể thao điện tử nhiều, chắc hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ với hình ảnh những chiếc phòng cách âm chuyên được sử dụng trong thi đấu. Trung Quốc, Hàn Quốc hay thậm chí là Đài Loan đã áp dụng mô hình này từ rất lâu vào bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. Tuy nhiên, hai khu vực LCS là Bắc Mĩ và châu Âu lại không hề có ý định sử dụng những phòng cách âm như vậy, mặc dù những tuyển thủ chuyên nghiệp cũng như người hâm mộ đã nhiều lần gợi ý. Vậy điều gì đã khiến ban tổ chức LCS quyết định khác đi so với những người đồng nghiệp châu Á?
Phòng cách âm – Hình ảnh quá quen thuộc ở LCK của Hàn Quốc
Đây là lý do của Riot Games
Không thể phủ nhận những lợi ích mà phòng cách âm mang lại cho những người chơi chuyên nghiệp. Trước tiên chính là khả năng loại bỏ hầu hết những tạp âm từ bên ngoài, giúp người chơi tập trung tối đa vào trận thi đấu của mình. Đồng thời, chúng sẽ giúp bảo vệ các tuyển thủ khỏi những sự cố bên ngoài như cổ động viên quá khích, nhân viên thu hình vướng phải dây máy tính…
Tuy nhiên, ban tổ chức tại LCS lại không mấy mặn mà với ý tưởng áp dụng phòng cách âm. Dù họ chưa đưa ra những lí do cụ thể, nhưng theo suy đoán của nhiều người, LCS muốn tạo cho mình hình ảnh của một giải đấu “thân thiện”. Nếu sử dụng phòng thi đấu thì sẽ không còn hình ảnh các tuyển thủ tiến tới bắt tay nhau, cũng như ăn mừng cùng khán giả sau khi trận đấu kết thúc nữa. Hơn thế, người hâm mộ cũng sẽ có cảm giác xa cách hơn với những thần tượng của mình, khi có một tấm kính chắn trước mặt họ.
Đẹp thì đẹp thật nhưng mà…ồn quá!
Đồng thời, so với mật độ của những giải đấu khác, việc trang bị phòng cách âm ở LCS có vẻ là khá thừa thãi. Trung bình một tuần, LCS chỉ có 10 cặp Bo1 được diễn ra, ít hơn rất nhiều so với những khu vực khác sử dụng Bo3. Hơn thế nữa, vòng Chung Kết Playoffs – sự kiện thu hút nhiều khán giả nhất của LCS – cũng không được diễn ra tại studio thông thường. Vậy nên, những chiếc phòng cách âm có lẽ không phải là ưu tiên để Riot mở hầu bao.
Nhưng các vận động viên thi đấu thì không nghĩ vậy
Liệu phòng cách âm có thật sự “lợi bất cập hại” như những gì ban tổ chức LCS nghĩ? Từ mùa 2, đã có không ít tuyển thủ chuyên nghiệp lên tiếng yêu cầu trang bị phòng cách âm ở LCS, mà nổi bật nhất là HotshotGG – ông chủ của CLG.
Ở mùa 4, khi chạm trán TSM và liên tục bị khán giả đối phương chơi xấu bằng việc hét thật to mỗi khi có đợt gank, Hotshot đã bức xúc chia sẻ trên Reddit:
“Riot, làm ơn dẹp cái thứ vớ vẩn này đi và trang bị phòng cách âm cho chúng tôi. Xin lỗi vì cáu giận nhưng thực sự vấn đề này đã diễn ra quá lâu rồi. Tôi có thể nghe thấy vô vàn những đợt gank sắp đến hoặc khi đối phương ăn Baron vì khán giả cứ hét lên rõ là to. Trong sự nghiệp của mình đã có ít nhất 5 đến 6 lần tôi nghe được những điều có thể thay đổi cả cục diện trận đấu từ khán giả phía dưới…”
Rõ ràng rằng, khi nghe rõ khán giả hét lên những gì đang diễn ra thì việc trang bị tai nghe cho các tuyển thủ cũng là “bằng không”. Điều này sẽ vô cùng bất lợi cho cả 2 đội, khi nhất cử nhất động của mình bị đối phương nắm rõ. Ngay trong trận Chung Kết LCS Bắc Mĩ vừa rồi, người chơi Hỗ trợ của CLG là Ahpromoo cũng đã lên tiếng phàn nàn.
Anh chia sẻ rằng ở trên sân khấu quá ồn, đến mức dù được trang bị 2 tai nghe (in-ear và headphone) nhưng anh vẫn không thể nghe thấy những người đồng đội nói gì, và cả đội thường phải gào lên thật to mới giao tiếp được. Hơn nữa, có nhiều cổ động viên quá khích còn chiếu đèn laser vào mắt anh.
Với việc một khu vực nổi tiếng chuyên nghiệp và “bạo chi” như LCS lại không hề có ý định trang bị một thứ tối thiểu cho thi đấu chuyên nghiệp là phòng cách âm, nhiều người đã tỏ rõ sự quan ngại của mình. Ngay đến giải đấu Intel Extreme Master (IEM) luôn được biết tới với sự chậm trễ và lề mề trong khâu tổ chức vẫn có được những chiếc phòng tốt nhất cùng khu vực thi đấu gần như là hoàn hảo. Liệu các tuyển thủ Bắc Mĩ và châu Âu có đang chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những đồng nghiệp ở châu Á?
IEM cũng có những chiếc phòngcách âm cực tốt, còn LCS thì…
Quan trọng hơn, Riot chính là đơn vị phụ trách tổ chức CKTG, vậy nên chừng nào LCS không có phòng thì CKTG cũng sẽ như vậy. Hãy tưởng tượng đến viễn cảnh những đội tuyển hàng đầu thế giới như SKT, ROX hay RNG cũng không thể tập trung thi đấu do tiếng ồn ở bên ngoài. Điều này sẽ khiến chất lượng những trận đấu được coi là “đỉnh cao” giảm sút đến đâu?
Ở Hàn Quốc, dù các tuyển thủ hầu như chỉ ở trong phòngsuốt thời gian thi đấu, trong khi khán đài lại cách xa sân khấu, nhưng những người hâm mộ vẫn không hề thấy xa cách với những người chơi. Trước và sau trận đấu, họ luôn có những màn phỏng vấn, những màn “nói xấu nhau” (trashtalk), những video clip hài hước do cả đội thực hiện để giúp những người hâm mộ hứng thú nhất có thể.
Kể cả khi không thi đấu, họ vẫn tham gia những chương trình truyền hình thực tế, tham gia gặp mặt fan… Thế nên, ban tổ chức LCS cần nhận ra rằng có không ít cách để tương tác với người hâm mộ, và việc lắp đặt phòn gcách âm không ảnh hưởng gì đến hình ảnh của giải đấu cả.
Ngay cả giải đấu còn non trẻ như LJL của Nhật Bản cũng đã có phòngcách âm
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”, có thể có những lí do nào đó khác mà LCS không muốn trang bị phòng cách âm. Tuy nhiên, hãy cứ nhìn cái cách mà Hàn Quốc, Trung Quốc hay Đài Loan tiến nhanh đến như thế nào chỉ với một lợi thế đơn giản là những chiếc phòng thi đấu. Hi vọng rằng LCS sẽ sớm nhận ra tầm quan trọng của chúng và đặt lợi ích của những tuyển thủ lên hàng đầu.
Các “thánh nhọ” của LMHT – ROX Tigers – Trời đã sinh Tigers sao còn sinh SKT (P.4)
ROX Tigers, với các tên gọi cũ như HUYA Tigers, GE Tigers, và KOO Tigers là đội tuyển chuyên nghiệp của Hàn Quốc và nhận được tài trợ của một tổ chức truyền thông Trung Quốc YY.
Dù là tập thể của các game thủ vô danh và các tên tuổi hết thời khi mới thành lập, ROX Tigers đã khiến tất cả phải bất ngờ khi vươn mình mạnh mẽ trở thành một trong những thế lực hàng đầu tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, dù nỗ lực tới đâu đi chăng nữa, thành công của họ vẫn luôn bị “phá bĩnh” bởi một cái tên quen thuộc – SKT T1. Dù có là ở giải quốc nội hay tại đấu trường quốc tế, ROX Tigers luôn gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường trước Faker và các đồng đội.
Chỉ từ một đội hình ở mức tiềm năng
Tigers được thành lập vào tháng 11/2014 với nòng cốt là các thành viên Najin Sword, Najin Shield và Incredible Miracle 1. Nếu nhìn vào đội hình Tigers khi đó, hiếm ai có thể nghĩ họ lại có thể giành được nhiều thành công đến thế.
Tập thể GE Tigers
Smeb, Lee và Kur0 đều là những ngôi sao chưa nổi thời đó. Smeb từng có quãng thời gian thi đấu cho Incredible Miracle 1 nhưng không tạo được bất kì ấn tượng nào. Thậm chí nếu xét vào lứa tiềm năng ở Đường Trên khi đó thì Smeb cũng hoàn toàn không được nhắc tới. Lee thì tiềm năng hơn nhưng nếu so sánh với những tài năng trẻ như Swift, Daydream, … thì Lee cũng hoàn toàn lép về chứ không nói gì đến những KakaO, Dandy. KurO từng cùng Najin Black Sword vào tới Tứ Kết LCK mùa hè 2014 nhưng thật khó để người hâm mộ và các chuyên gia đánh giá cao anh chàng này.
PraY – cái tên uy tín nhất thưở sơ khai của Tigers
Người chơi nổi tiếng nhất của Tigers khi đó là bộ đôi Xạ Thủ – Hỗ Trợ PraY và GorillA. PraY là một trong số các Xạ Thủ kỳ cựu của Hàn Quốc. Trong quá khứ, PraY từng khá thành công với Najin Black Sword và rất nổi tiếng với Twitch. Anh chàng béo này cũng là Xạ Thủ được người Hàn tin tưởng để tham gia All Star 2013 tại Thượng Hải. PraY cũng từng lọt tới Bán Kết tại CKTG năm 2013 và chỉ chịu thua nhà vô địch năm đó là SKT T1 K.
Cho đến khi cất tiếng gầm
Thế nhưng tập thể của những con người bình dị đó lại khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi giành ngôi đầu tại vòng bảng LCK Mùa Xuân 2015 rất thuyết phục. Họ chỉ để thua hai trận trong cả vòng bảng và bất ngờ xếp trên cả SKT T1 – ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch.
Chính ngôi đầu bảng giúp Tigers là đội đại diện cho khu vực Hàn Quốc tham dự IEM Katowice IX – giải đấu quốc tế đầu tiên của họ.
Tuy nhiên, Tigers lại thất bại tại những thời khắc quan trọng nhất. Họ đại bại 0-3 trước SKT T1 trong trận Chung Kết LCK Mùa Xuân 2015 và bị loại ngay từ “vòng gửi xe” tại IEM Katowice.
Thất bại!
Giai đoạn Mùa Hè chứng kiến phong độ đi xuống khá trầm trọng của Những Chú Hổ. Nhưng họ vẫn may mắn có được suất tham dự Chung Kết Thế Giới 2015 nhờ số điểm tích lũy vừa đủ giúp họ xếp thứ 3.
Dù không còn được đặt nhiêu niềm tin như trước nhưng Tigers vẫn lầm lũi tiến tới trận chung kết sau khi đánh bại đội đồng hương KT Rolster cũng như nhà vô địch LCS Châu Âu Fnatic. Dù không thể đả bại được một SKT T1 quá hoàn hảo nhưng Tigers cũng chứng tỏ mình xứng đáng có mặt tại trận Chung Kết và xứng đáng là đội mạnh thứ 2 Thế giới.
Và lại là thất bại!
Năm 2016 mùa xuân, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến “quy trình” quen thuộc của Tigers. Với sự bổ sung thần đồng đi rừng Peanut, Những Chú Hổ có giai đoạn vòng bảng vô cùng ấn tượng và có được ngôi đầu bảng. Thậm chí họ còn đả bại kình địch SKT T1 trong cả lượt đi và lượt về. Thế nhưng kịch bản cũ lại lặp lại khi họ lại thất bại trong trận Chung Kết LCK Mùa Xuân 2016 trước đối thủ không thể đáng ghét hơn, SKT T1.
Kịch bản quen thuộc – đối thủ thân quen
Meta luôn thay đổi.. sai lúc!
Nếu chúng ta còn nhớ thì Hojin của năm 2015 luôn chơi tuyệt hay với những lựa chọn đi rừng gánh đội như Rek’sai hay Lee Sin. Smeb cũng nổi danh với các lựa chọn đường trên có xu hướng lên sát thương như Fiora hay Darius.
Smeb – người chơi Fiora hay nhất thế giới?
Nhưng Riot lại luôn tung ra những thay đổi đúng vào những thời khắc quan trọng nhất của Tigers. Họ đại bại trước SKT T1 tại Chung Kết giải Mùa Xuân 2015 và thi đấu bết bát tại giai đoạn Mùa Hè phần nhiều do những lựa chọn thuận tay của Hojin đều bị giảm sức mạnh, thay vào đó là những tướng đi rừng ăn cỏ như Sejuani, Gragas, hay có thiên hướng kiểm soát bản đồ như Elise.
Tại CKTG 2015, khi vị trí đường trên trở thành tâm điểm khi các lựa chọn gánh đội như Fiora, Riven tỏ ra quá mạnh, Smeb đã một tay đưa Tigers vào tới trận Chung Kết. Meta đường trên sát thương tiếp diễn ở giai đoạn vòng bảng LCK Mùa Xuân 2016 cho tới trận .. chung Kết. Khi Maokai, Nautilus, Poppy nổi lên thì rõ ràng Smeb không còn tạo được nhiều ảnh hưởng lên trận đấu như xưa nữa.
Những điều có thể bạn chưa biết về Tigers
Năm 2015, Tigers được tài trợ bởi KOO TV, một kênh truyền hình được tài trợ khổng lồ từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Họ thuê gần như toàn bộ những tòa nhà đắt nhất tại Hàn Quốc làm văn phòng và liên tục quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên, KOO TV đã thất bại trong chiến dịch kinh doanh của mình và bị thua lỗ nặng nề.
Điều này khiến các thành viên KOO Tigers không được trả lương kể từ vòng 2 LCK Mùa Hè 2015. Vì thiếu thốn và phải đi thuê Gaming House, họ không được bật điều hòa vào mùa hè.
KOO Tigers thậm chí còn phải chuẩn bị cho CKTG 2015 tại những PC Bang (quán game tại Hàn Quốc) thay vì tại những Gaming House hiện đại như của SKT T1 hay KT Rolster.
GorrilA tội nghiệp
GorrilA – hỗ trợ của KOO Tigers đã bị viêm họng khá nặng vì phải ngủ trong những ngôi nhà tồi tàn vào mùa đông. Tuy nhiên, điều đáng buồn nhất xảy ra tại một show truyền hình của OGN. Các thành viên của KOO Tigers đã phải nói dối và cười trừ khi MC cho rằng họ kiếm được rất nhiều tiền vì thực tế nhà tài trợ của họ đã rút lui từ lâu.
Thanh niên Smeb còn hát hò lúc thi đấu luôn..
Thế nhưng những gì các chàng trai Tigers làm được thật đáng khiến chúng ta phải kính nể. Họ không chỉ có được ngôi Á Quân tại LCK mà còn ở cả CKTG 2015. Nếu theo dõi những video thu lại quá trình giao tiếp trong trận đấu, chúng ta có thể nhận thấy sự đoàn kết và tinh thần đồng lòng của cả 5 thành viên. Đồng thời, không khí giữa họ luôn rất vui vẻ ngay cả trong những tình huống căng thẳng nhất. Có lẽ chính những điều này đã giúp họ vượt qua những khó khăn chồng chất.
Tổng kết
Có thể nói thất bại của những chú hổ ở đây là việc phải về… nhì liên tục tại những thời khắc quan trọng nhất, tuy nhiên, họ lại ghi điểm đậm trong con mắt của người hâm mộ bởi sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tinh thần của những vận động viên quật cường khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Và điều đặc biệt mà tác giả thích nhất của những chú hổ là họ luôn duy trì được sự hòa thuận, vui vẻ và họ lạc quan một cách phi thường. Bạn cứ để ý mà xem, thua trận đấu xong họ vẫn rất vui vẻ mặc dù có thể họ đang rất đau trong lòng, Peanut có thể cười rất tươi trong ván đấu nghẹt thở khi cướp được Rồng… Hãy mãi là những chú hổ kiên cường nhất, rồi một ngày nào đó, các bạn sẽ được cất tiếng gầm trên đỉnh vinh quang.
Royal Never Give Up, đại diện Trung Quốc bảo vệ ngai vàng tại MSI
Trung Quốc nổi tiếng là một khu vực với rất nhiều tuyển thủ tài năng. Sau chiến thắng 3-1 trước Edward Gaming, Royal Never Give Up trở thành nhà vô địch LPL Xuân 2016 và sẽ đại diện cho Trung Quốc tham dự MSI 2016.
Những kết quả gần đây trên đấu trường quốc tế đã cho thấy thiếu sót của các đội Trung Quốc trong việc thích nghi với các bản cập nhật lớn cũng như trong lối chơi toàn cục của họ. Dù vậy, đây vẫn là một trong những khu vực mạnh nhất thế giới. Họ từng hai lần vào tới trận cuối cùng của CKTG, và thường xuyên được coi là có khả năng soán ngôi Hàn Quốc nhất. Ở meta đỡ đòn hiện nay – có khá nhiều điểm tương đồng với bản dùng tại MSI 2015 – Trung Quốc đứng trước cơ hội tuyệt vời để bảo vệ danh hiệu và chứng tỏ cho cả thế giới thấy CKTG chỉ là một bước sảy chân nhỏ mà thôi.
Thần long gục ngã
Được biết đến như một khu vực hàng đầu với lượng danh thủ khổng lồ, Trung Quốc đã có những thời điểm xuất sắc nhất và tồi tệ nhất trong năm 2015. Chiến thắng tại MSI đã cho thấy họ cuối cùng cũng phá bỏ được sự thống trị của Hàn Quốc. Trước CKTG 2015, ba đội Trung Quốc – Invictus Gaming, Edward Gaming, và LGD Gaming – đều được xếp là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch, hoặc tối thiểu cũng đạt được thành tích cao.
Không may, chuyện không xảy ra như thế, và Trung Quốc bị loại khỏi CKTG sớm hơn dự tính.
Câu chuyện tiếp diễn sang tận 2016 khi Trung Quốc lại thất bại ở giải đấu quốc tế, lần này là với các gương mặt khác. Tại IEM Katowice, để đối đầu với những đối thủ đã suy yếu nhiều, Trung Quốc đã cử hai đại diện hàng đầu của họ – Qiao Gu và Royal Never Give Up – để giành vinh quang về cho quê hương. Lần này, phải nói là Trung Quốc đã thể hiện kém hơn ở CKTG vài tháng trước khi cả hai đội tham gia đều để thua trận đấu Bo3 trước Fnatic non trẻ đang chật vật ở LCS Châu Âu.
MSI sẽ là thuốc thử liều cao cho Trung Quốc nếu họ muốn lấy lại vị trí của một trong hai giải đấu hàng đầu thế giới.
Bộ đôi trở lại
Royal Never Give Up kết thúc LPL Xuân 2016 ở vị trí đầu bảng B, và có thành tích trung bình tốt nhất trong tất cả các đội. Không may là màn trình diễn của họ tại đấu trường quốc tế lại khá thất vọng khi bị Fnatic loại khỏi IEM Katowice.
Trong suốt giải đấu, RNG đã cho thấy khả năng sử dụng Dịch Chuyển và giao tranh tổng thành thạo, với người kêu gọi đầy quyết đoán Mata – MVP của CKTG 2014 – cùng người đồng đội ăn ý của anh trong màu áo Samsung White cũ: Looper.
Sau khi gia nhập RNG cùng Mata, Looper chơi rất chắc chắn ở đường trên, và thường xuyên có những pha Dịch Chuyển rất nhạy cảm. Đây rõ ràng là một ưu điểm, bởi nhiều tuyển thủ gặp khó khăn trong việc sử dụng Dịch Chuyển hiệu quả, đặc biệt là trong một đội có rào cản ngôn ngữ.
May cho RNG, Mata có thể giải quyết điều đó bằng khả năng phối hợp với Looper cùng vai trò người kêu gọi trong đội. Kiến thức về kiểm soát tầm nhìn và cắm mắt của anh cũng cho phép Looper đẩy đường lẻ và đánh bọc sườn hiệu quả trong giao tranh hoặc giao tranh tổng.
Trong giải mùa xuân, hai xạ thủ của RNG đều thể hiện tốt, mỗi người đều có điểm mạnh riêng. NaMei cho thấy mình là người chơi Sivir hàng đầu và là người kiến tạo cho đội. Trong khi đó, wuxx thể hiện được tiềm năng gánh đội và thường làm chủ lực chính khi thi đấu cho RNG.
Trong vòng đấu loại, RNG phô trương sức mạnh ở đường dưới, dùng các cặp đôi đi đường mạnh để dồn ép đối thủ, mở ra cánh cửa xâm lăng rừng địch.
RNG: Thử thách mới, nhiệm vụ cũ
Royal Never Give Up trở thành đại diện của Trung Quốc tham gia MSI sau vòng play-offs căng thẳng trước World Elite và Edward Gaming. Để giữ vững danh hiệu, Mata sẽ phải chơi cực kỳ xuất sắc, vừa tận dụng lợi thế của Looper đường trên vừa phối hợp hoàn hảo với cả hai xạ thủ đường dưới.
RNG sẽ khởi đầu trận đấu an toàn trong khi mlxg tích vàng và kinh nghiệm trong rừng. Khi có các chỉ số cần thiết, mlxg sẽ tìm cách giao tranh sớm để giành lợi thế cho đường giữa hoặc đường dưới.
Hãy coi chừng đầu óc của Royal trong việc kiểm soát lính, tạo sức ép để lôi kéo đối thủ quanh bản đồ và phá tan đội hình chiến thuật của họ mỗi khi kẻ địch xuất hiện trong tầm nhìn.
Cái bóng của Hàn Quốc
Luôn là kẻ đứng sau, Trung Quốc hiếm khi có thể soán ngôi Hàn Quốc. Họ thua chung kết hai lần liên tiếp trước kình địch của mình tại mùa 2013 và mùa 2014. Tuy nhiên, luôn có hy vọng rằng một ngày họ sẽ trở thành khu vực mạnh nhất Liên Minh Huyền Thoại. Bắt đầu với chiến thắng của World Elite tại IEM Season VI Global Challenge Guangzhou sau khi đánh bại Counter Logic Gaming, đội được coi là mạnh nhất thế giới năm 2011.
Sau một thời gian vắng bóng, thành công tiếp diễn khi họ đoạt danh hiệu vô địch IPL 5, giải đấu để lại nhiều ấn tượng nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại. Giờ này năm ngoái, EDG đã khiến nhiệt huyết của người hâm mộ trào dâng vì đã đánh bại SK Telecom T1 trong loạt đấu 3-2 đầy gay cấn tại MSI 2015, cho cả thế giới thấy các vị thần cũng có lúc đổ phải máu.
Vinh quang cho đất nước
2015 là năm tuyệt nhất và cũng là tệ nhất cho LMHT Trung Quốc. Một mặt, họ thắng huyền thoại SKT T1 của Hàn Quốc để vô địch MSI. Mặt khác, ba đội bị loại trước bán kết tại CKTG quả là một nỗi buồn cho tuyển thủ lẫn người hâm mộ. Sang năm nay, khủng hoảng của Trung Quốc trên đấu trường quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
RNG đã sẵn sàng phục thù và rất mong mỏi giành vinh quang về cho quê hương tại MSI 2016.
Inspire Esports chiêu mộ NoXiAK và Kirei
Theo nguồn tin của trang ESPN, đội tuyển Inspire Esports, đang thi đấu tại giải Challenger Series châu Âu, đã có được sự phục vụ của người đi rừng và hỗ trợ Thomas “Kirei” Yuen và Lewis “NoXiAK”.
Kirei trong màu áo của Dignitas
Thông báo này được đưa ra sau tuyên bố rời khỏi ROCCAT của NoXiAK vào đầu tuần. Về phía Kirei, thông tin rời đội của anh vẫn chưa được Dignitas thông báo chính thức. Nhưng sau động thái Dignitas bán lại suất tại Challenger Series cho Apex Gaming, và họ cũng đã chia tay gần hết các thành viên của đội hình mùa trước, việc Kirei ra đi chỉ còn là vấn đề thời gian.
Thứ ba vừa rồi, đội tuyển Inspire cũng đã đưa ra thông báo về những thành viên còn lại sẽ thi đấu trong màu áo của đội là Pawel “Woolite” Pruski, Sofyan “CozQ” Rechchad và Max “Satorious” Günther.
Có vẻ như NoXiAK vẫn chưa tìm được chốn yên ổn để dừng chân thi đấu lâu dài
NoXiAK đã từng thi đấu trong màu áo Fnatic vào giải LCS mùa xuân 2016, nhưng anh phải nói lời chia tay với đội vào giữa mùa giải khi bị thay thế bởi Klaj vào ngày 21/02. Hai tuần sau đó, NoXiAK chuyển đến thi đấu cho ROCCAT cho đến hết giải mùa xuân. Anh đã góp phần vào việc giúp ROCCAT vẫn có mặt tại giải LCS mùa hè 2016, sau khi đánh bại Team Huma với tỷ số 3-1 tại trận đấu tranh suất trụ hạng.
Còn đối với người đi rừng Kirei thì giải mùa xuân là một mùa thi đấu đáng quên của anh trong màu áo Dignitas, khi đội kết thúc mùa giải tại vị trí chót bảng và có nguy cơ giải thể. Hệ số KDA của Kirei là 2.43 với hơn 18 trận thi đấu trong suốt mùa. Anh chỉ thật sự nổi bật với ba trận toàn thắng, khi sử dụng vị tướng Gragas với chỉ số KDA là 4.43.
Mùa vừa rồi, Inspire Esports thi đấu tại giải Challenger Series mùa xuân 2016 nhằm tìm kiếm một suất thăng hạng lên LCS mùa hè, nhưng họ đã bị đánh bại 3-2 bởi Team Huma tại vòng bán kết và ngậm ngùi đứng ở vị trí thứ 3.
Dưới đây là danh sách đội hình chính thức của Inspire Esports thi đấu tại giải Challenger Series mùa xuân:
- Đường trên: Max “Satorius” Günther
- Đi rừng: Thomas “Kirei” Yuen
- Đường giữa: Sofyan “CozQ” Rechchad
- Xạ thủ: Paweł “Woolite” Pruski
- Hỗ trợ: Lewis “NoXiAK” Simon Felix
ESC Ever giành vé thăng hạng LCK sau trận đấu dài lịch sử
Như vậy là sau rất nhiều kỳ vọng và chờ đợi từ người hâm mộ, nhà vô địch của IEM Cologne, ESC Ever đã chính thức có được suất thi đấu tại LCK Mùa Hè 2016, sau khi đánh bại SBENU Sonicboom với tỉ số 3-0.
Đây thực sự là một chiến thắng ngọt ngào dành cho ESC Ever khi SBENU Sonicboom cũng chính là đối thủ đã loại họ tại vòng thăng hạng của LCK Mùa Xuân 2016. Trong lần tái ngộ oan gia ngõ hẹp này, ESC Ever đã trả cả vốn lẫn lãi cho đối thủ, trong đó có game 1 rất đáng chú ý khi cả hai đội tuyển đánh cẩn thận đến mức, game đấu kéo dài đến gần phút 80 và chỉ có 15 mạng hạ gục chia cho 2 bên.
Cảnh báo: Trận đấu này có thời gian thi đấu rất rất dài
Như vậy, với thành tích này, ESC Ever sẽ được thi đấu tại LCK, giải đấu cạnh tranh nhất, tàn khốc nhất của LMHT thế giới nhưng cũng đồng thời là nơi sản sinh ra các đội tuyển vĩ đại nhất. Chúng ta sẽ được thấy cuộc tái đấu giữa ESC Ever và SKT T1, khi ESC Ever là đội tuyển đầu tiên có thể hạ gục được SKT T1 trong một trận đấu Bo3 không lâu sau chức vô địch thế giới của Faker và đồng đội.
Chiến thắng 3-0 của ESC Ever trước SBENU Sonicboom
Hãy cùng chờ đợi, liệu ESC Ever có thể làm nên điều bất ngờ tại LCK Mùa Hè tới như Afreeca Frecs đã làm được tại LCK Mùa Xuân 2016 hay không
Steelback, cựu xạ thủ của Fnatic sẽ chuyển tới thi đấu cho ROCCAT?
Ngay sau khi chia tay hơn một nửa đội hình của mình, đội tuyển ROCCAT đã có những động thái đầu tiên khi liên hệ với xạ thủ cũ của Unicorn of Love Pierre “Steelback” Medjaldi. Cách đây vài tuần, nhiều nguồn tin cho rằng Steelback đã tìm được một bến đỗ ở Bắc Mỹ sau khi anh và người đi đường giữa Hampus “Fox” Mỷhre cùng nhau rời Unicorn of Love, nhưng nay thì anh đã tìm được ngôi nhà chung mới ngay tại châu Âu.
Theo nguồn tin cho biết, Steelback chọn ROCCAT sau những đề xuất về đội hình sẽ sát cánh cùng anh tại giải mùa hè, nhưng anh không đưa ra thêm bình luận gì về những cái tên đang được ROCCAT nhắm tới vào lúc này. Steelback sẽ thi đấu trong đội hình chính cũng những thành viên còn sót lại của ROCCAT từ giải mùa xuân, nếu không có gì thay đổi thêm trước khi mùa giải mới khởi tranh đầu tháng 6, bao gồm người đi rừng Karim “Airwaks” Benghalia và người đi đường giữa Felix “Betsy” Edling.
Steelback sẽ là bổ sung vào chỗ trống của xạ thủ Erik “Tabzzz” van Helvert để lại sau khi ROCCAT quyết định sẽ không gia hạn hợp đồng với Tabzzz vào mùa tới. Thêm nữa, những thành viên phải dứt áo ra đi gồm có hỗ trợ Lewis “NoXiAK” Simon Felix, Edward “Edward” Abgaryan và vị trí đường trên Simon “fredy122” Payne.
Ban đầu, bộ đôi Steelback và Fox tâm sự rằng cả hai muốn chuyển đến Bắc Mỹ thi đấu, theo một thông báo đưa ra ngày 11/04. Hai tuyển thủ từng nhận được lời đề nghị về khoác áo thi đấu cho đội đang thi đấu tại Challenger Series mang tên “Dream Team”, một đội hình vô cùng tiềm năng khi đây chính là đội tuyển chị em với Immortals.
Tin đồn này xuất hiện sau cuộc trò chuyện giữa giám đốc điều hành Immotals – Noah Whinston – và vị trí đường trên hiện nay của NRG – Diego “Quas” Ruiz – bị rò rĩ trên Twitch vào tuần trước. Whinston nói với Quas về một đội hình Thách đấu của Immortals gồm các thành viên : vị trí đi rừng Lucas “Santorin” Larsen, Fox, Steelback, và hỗ trợ dự bị hiện nay của Team Liquid Andy “Smoothie” Ta.
Tuy nhiên, dự định của Immortals đã chấm dứt khi Cloud9 đưa ba thành viên của đội chính xuống thi đấu tại Challenger Series. Immortals nghĩ rằng đội hình mới này của mình khó có cơ hội đánh bại đội tuyển Thách đấu Cloud9 và họ cho rằng đây là một sự đầu tư quá mạo hiểm.
Steelback (giữa) trong màu áo của UoL tại LCS Châu Âu Mùa Xuân 2016
Trong trường hợp Steelback ký hợp đồng với ROCCAT, đây được coi là một bất ngờ khi nhìn vào những gì xạ thủ này làm được trong giải mùa xuân. Khi còn ở Unicorns, Steelback được cho là một trong những xạ thủ tốt nhất tại châu Âu, khi anh có một chỉ sô KDA vô cùng ấn tượng 6.8, chỉ đứng sau cựu xạ thủ của H2k Gaming Konstantinos “FORG1VENGRE” Tzortziou. Steelback góp mặt trong 71,7% số mạng tiêu diệt được của đội, anh giữ vị trí thứ năm về chỉ số này khi so sánh với các xạ thủ khác tại giải mùa xuân.
Mặc dù hiệu suất thi đấu vô cùng ấn tượng, nhưng Steelback không nhận được thêm bất kỳ lời mời nào tại Bắc Mỹ, ngoại trừ đội Dream Team. Đa phần các đội Bắc Mỹ đều đã sở hữu những xạ thủ ưng ý nhất của mình, ngoại trừ NRG Esports và khả năng Apex Gaming cũng đang tìm kiếm các lựa chọn để thay thế Park “Police” Hyeong-gi.
Đội tuyển Roccat vẫn chưa đưa ra lời bình luận gì về thông báo này.
Đại diện của WildCard, SuperMassive hướng tới MSI 2016
SuperMassive eSports của Thổ Nhĩ Kỳ đã chiến đấu theo cách của riêng mình, vượt qua tất cả các đối thủ tại giải đấu nội địa Thổ Nhĩ Kỳ để có được chiếc vé đi IWCI 2016. Họ tiếp tục quật ngã những nhà vô địch của các khu vực WildCard khác để kí tên mình lên chiếc vé đến với MSI tại Thượng Hải vào tháng 5 này. Hãy gửi lời chào đến Super Massive, đội tuyển đã sẵn sàng tỏa sáng trên đấu trường thế giới.
Không chỉ đơn thuần là may mắn
Hai trong số những đội tuyển đến từ WildCard được nhiều người biết đến nhất là Dark Passage và Besiktas eSports Club. SuperMassive lấy về được cho mình 2 tuyển thủ chủ chốt của Besiktas, và tiến vào đấu trường IWCI để bảo vệ danh hiệu vô địch của đội tuyển đồng hương đã có được vào giờ này năm ngoái.
WildCard là khu vực tụt lại so với các khu vực lớn khác trên thế giới về nhiều khía cạnh: số lượng người chơi, cơ sở hạ tầng hay những nhà tài trợ. Bất chấp những thua thiệt đó, vận động viên từ các khu vực này nằm trong số những tuyển thủ khát khao được thể hiện bản thân nhất. Sự kiên trì của họ trong việc đối mặt với các thách thức cũng mang về cho họ một lượng fan không nhỏ trên toàn thế giới, và mỗi khi họ quật ngã được một ông lớn nào đấy, thì người ta lại chợt nhận ra rằng, WildCard chưa từng bao giờ đứng ngoài lề của cuộc chơi.
Dù họ có thể không giành chiến thắng cả trận đấu, nhưng những tình huống solo kill hay chơi trên cơ nhỏ nhặt cũng đủ khiến người hâm mộ phải cuồng nhiệt. Goliath đã từng gục ngã trước gã bé nhỏ David, và những chàng trai WildCard cũng thừa sự can đảm để mặt đối mặt với những gã khổng lồ. Dĩ nhiên, WildCard đã từng khiến những gã khổng lồ phài ôm hận với những Kabum hay paiN Gaming tại CKTG, và lần này tại MSI 2016, SuperMassive có thể sẽ tiếp tục viết dài thêm chuỗi chiến công ấy.
David đấu với Goliath, Ali đấu với Foreman, Kabum quật ngã Alliance, Besjktas dành tặng món qùa sinh nhật cho Faker bằng một tình huống đứa 4 người ra gank đường giữa ở phút thứ 3… Những đội tuyển WildCard luôn bị đánh giá thấp, nhưng họ luôn điên cuồng tập luyện để vượt qua những đối thủ được xếp cao hơn, và có thể lật kèo trong những trận đấu mà ít người ngờ đến nhất. Mỗi năm qua đi, các đội WildCards lại càng tiến bộ hơn, và những giải đấu như IWCI sẽ càng gia tăng thêm cơ hội cọ xát cho họ. Với việc SuperMassive sẽ tới Thượng Hải, người hâm mộ tự hỏi liệu họ có thể tiếp tục viết tiếp di sản mà những đội WildCard khác đã để lại khi luôn là nhân tố gây bất ngờ cho các đối thủ, những đội tuyển mạnh nhất thế giới?
Những chiến binh quả cảm
Hầu hết các tuyển thủ của SuperMassive không còn xa lạ gì với đấu trường quốc tế, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng đăng cai MSI trước đây. Dumbledoge vẫn còn được biết đến là người đã dứt điểm Faker ở MSI năm ngoái. Với một đội hình mới, SuperMassive được kỳ vọng sẽ tiến bước và mang đến những màn trình diễn thậm chí còn tốt hơn.
Họ đã tiến bộ kể từ lần gần đây nhất xuất hiện trên đấu trường quốc tế, và chiến thắng trước Hard Random tại IWCI 2016 càng khuyến khích họ cố gắng để lấy thêm về những chiến thắng.
Chúng ta cùng điểm lại 6 cái tên sẽ đại diện cho Thổ Nhĩ Kỳ và WildCard:
- Đường trên: Berke “Thaldrin” Demir/Asım Cihat “fabFabulous” Karakaya
- Đi rừng: Furkan “Stomaged” Güngör
- Đường giữa: Koray “Naru” Bıçak
- Xạ thủ Nicolaj “Achuu” Ellesgaard
- Hỗ trợ: Mustafa Kemal “Dumbledoge” Gökseloğlu
Chuẩn bị cho cuộc đại chiến
SuperMassive đã trình diễn một phong độ tuyệt vời trong suốt giải IWCI 2016, đứng đầu vòng bảng trước khi tiến vào vòng loại trực tiếp, nơi họ đã hủy diệt Saigon Jokers đến từ Việt Nam. Chiến thắng 3-1 trước Hard Random trong trận chung kết chứng minh họ không chỉ đơn giản là một đội lót đường tại Thượng Hải tới đây.
Sức mạnh của đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ này đến từ những tuyển thủ đi đường đơn của họ. Người đi đường giữa Naru là một mối nguy hiểm thực sự đáng kể của đội tuyển này, có thể sử dụng các vị tướng với các lối chơi hoàn toàn khác nhau với Azir, Lulu cho đến Lissandra trong một series. Lối chơi linh hoạt, giàu kinh nghiệm đồng nghĩa với việc anh sẽ là nhân tố có thể tạo nên bất ngờ tại MSI.
Bên cạnh đó, tuyển thủ đường trên Thaldrin cũng hoàn toàn có thể sử dụng được rất nhiều những lựa chọn mạnh ở meta thời điểm hiện tại như Ekko, Nautilus hay Maokai, và được coi là một phần quan trọng trong sức mạnh của SuperMassive. Mọi chuyện cũng không có gì quá đặc biệt cả, Thaldrin đơn giản là lựa chọn vị tướng phù hợp meta, tùy theo hoàn cảnh mà anh sẽ chơi như chủ lực hoặc chuyển sang hướng chống chịu sat thương.
Chúng ta còn cần bổ sung thêm một điều, SuperMassive là đội tuyển đầu tiên tại giải đấu TCL của Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng một hình 6 người với 2 tuyển thủ đường trên. fabFabulous cũng đóng góp một vai trò quan trọng với SuperMassive khi anh đã được thay vào tại Game 5 trận bán kết TCL để giúp đội mang về chiến thắng.
Tại MSI 2016 tới, người đi rừng Stormaged của SuperMassive sẽ cần phải trông nom khu rừng của mình cẩn thận hơn. Hard Random đã từng vượt lên chiếm ưu thế bằng cách tiến vào xâm lăng rừng của anh ta, và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu tại MSI tới, các đối thủ của SuperMassive sẽ làm điều tương tự. Người chơi hỗ trợ Dumbledoge là một cựu binh đã từng chơi Liên Minh Huyền Thoại từ tận mùa 2012, và anh có một lượng fan đông đảo nhờ sự táo bạo, khiếu hài hước và tinh thần thi đấu cống hiến của mình. Dumbledoge sẽ cần phối hợp rất tốt với xạ thủ Achuu để né được những pha gank sớm, đặc biệt là từ người đi rừng của đối thủ để tránh đánh mất lợi thế đầu trận.
Niềm hy vọng được đặt lên SuperMassive
MSI 2016 đã tới gần, và SuperMassive sẽ có một giải đấu bão tố trước mắt với những đối thủ là Counter Logic Gaming, Royal Never Give Up, G2 Esports, Flash Wolves và SK Telecom T1. Khi mà cả thế giới đều tập trung ánh mắt tại đây, đó là lúc SuperMassive đem tất cả những gì của mình ra phô diễn, mục tiêu của họ là lọt được vào vòng play-offs.
Nhưng có một điều còn quan trọng hơn là niềm tự hào đơn thuần, bởi với những thay đổi mới đây, nếu như họ có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra, điều đó đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có 1 suất đến thẳng với Chung kết thế giới 2016, giật lấy một vị trí trong nhóm hạt giống số 1 của Châu Âu, Trung Quốc, Bắc Mỹ hoặc cũng có thể là Hàn Quốc.
Các đội tuyển đến từ WildCard chưa từng biết lùi bước khi đứng trước các thử thách, và cũng không ai nghĩ họ sẽ lùi bước cả.
Tái đấu tại MSI: Bắc Mĩ vs Đài Loan
Khi ấy, sân khấu đã sẵn sàng, các tuyển thủ cũng đã tề tựu đông đủ.
Đó là năm ngoái 2015, tại vòng bảng Chung Kết Thế Giới. Ngay từ ngày thi đấu đầu tiên, không khí đã cực kì căng thẳng khi Counter Logic Gaming của Bắc Mĩ đối đầu với Flash Wolves của Đài Loan.
Sau 41 phút thi đấu, trong một pha đẩy đường giữa, người đi rừng của CLG là Xmithie đã sử dụng Kén Nhện chính xác, bắt chết được Xạ thủ đối phương là Kkramer. Sau khi kết liễu được nguồn sát thương chính của FW, CLG đẩy thẳng và phá hủy được nhà chính đối phương để giành chiến thắng chung cuộc. Những người hâm mộ Bắc Mĩ khi ấy vỡ òa trong niềm vui sướng – nhưng nó không kéo dài được lâu.
Sang đến tuần thi đấu thứ 2, CLG và FW gặp lại nhau 1 lần nữa, nhưng tình thế đã thay đổi. FW thể hiện phong độ khá phập phù, khi có thể đánh gục đội tuyển cực mạnh của Hàn là KOO Tigers nhưng lại thất bại dưới tay paiN Gaming của Brazil. Tuy nhiên, tiềm năng của họ là vô cùng lớn, và để giành lấy tấm vé vượt qua vòng bảng, họ đã hủy diệt CLG đầy thuyết phục.
Khác với thế trận giằng co ở trận đấu đầu tiên giữa 2 đội, lần này FW áp đảo hoàn toàn đối phương. Khi trận đấu kết thúc, những người Đài dẫn trước đối thủ tới 11.000 tiền cùng 13 mạng tiêu diệt.
Giờ đây, khi giải đấu Mid-Season Invitational đã tới gần, 2 đội tuyển này sẽ có cơ hội để gặp lại nhau một lần nữa. Đã 6 tháng trôi qua, và cả 2 đội đều đã có những sự thay đổi nhân sự trong đội hình. Liệu lần đối đầu này sẽ có kết quả như thế nào đây?
Sự thống nhất của CLG
Giai đoạn mùa Xuân của LCS Bắc Mĩ 2016 mở đầu với vụ chuyển nhượng thuộc vào hàng “bom tấn” nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp: Xạ thủ kì cựu Doublelift của CLG chuyển sang thi đấu cho đại kình địch TSM. Doublelift là người gồng gánh CLG từ rất lâu và anh đã gắn bó với đội tuyển này tới 4 năm trời. Khi Doublelift cùng người đi đường giữa Pobelter ra đi, nhà đương kim vô địch Bắc Mĩ đã gặp vô vàn trắc trở để bảo vệ danh hiệu của mình. CLG cho ra mắt đội hình mới với 3 cựu binh là Xmithie, Darshan, Ahpromoo cùng 2 tân binh Huhi và Stixxay.
Xuyên suốt vòng bảng, CLG cho thấy một phong độ ổn định với thành tích 13 thắng và 5 bại. Dù không đến mức phá đổ mọi kỉ lục nhưng họ vẫn có những điểm nhấn đáng chú ý : Trận đấu với Cloud9 đánh dấu lần đầu tiên vị tướng Jhin được sử dụng ở đấu trường Bắc Mỹ, hoặc là đội duy nhất đả bại được Immortals và chấm dứt chuỗi bất bại của “Những vị thần bất tử”. Bằng việc tập trung phát huy lối chơi tập thể cũng như xây dựng một môi trường thi đấu thoải mái nhất cho các tân binh, CLG đã giữ vững chiếc cúp vô địch của họ và giành vé đến với MSI năm nay.
Sau lần trạm chám khá thất vọng tại CKTG vừa qua, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để CLG phục thù trước FW và gây dựng lại danh dự của Bắc Mĩ trên đấu trường quốc tế.
Khi bầy sói cất tiếng hú
Flash Wolves là một trong những đội tuyển hàng đầu của Đài Loan. Họ đã đứng đầu ở giai đoạn mùa Xuân năm 2015, đứng thứ 2 ở giai đoạn mùa Hè, và rồi một lần nữa dẫn đầu tại mùa Xuân năm nay. Đội hình của FW là tập hợp của những siêu sao hàng đầu xứ Đài, cùng với màn trình diễn rất ấn tượng tại LMS năm nay, người hâm mộ kì vọng rằng “bầy sói” sẽ đạt kết quả cao ở những giải đấu quốc tế sắp tới.
Khi mùa giải bắt đầu, người hâm mộ FW đã thấp thỏm lo sợ rằng liệu đội tuyển có thể tiến đến trận Chung Kết được hay không. Steak – chàng đội trưởng vui tính với mái tóc “tổ quạ” – đã quyết định rời đội. Người thay thế anh là MMD, một tuyển thủ dự bị cho FW ở cả vị trí đường trên và đường giữa. MMD được biết tới như một tuyển thủ “gánh đội”, với những vị tướng khó chịu như Fizz chẳng hạn. Tuy nhiên, Steak lại là đội trưởng và là người kêu gọi giao tranh chính của “bầy sói”. Liệu thay thế anh có là việc dễ dàng?
Kết quả là, MMD thể hiện còn tốt hơn kì vọng của tất cả mọi người. Dù FW đã có khởi đầu khá bấp bênh, đặc biệt là 2 thất bại ở tuần thi đấu đầu tiên, nhưng “bầy sói” đã nhanh chóng bắt kịp với các đối thủ. Hướng tới vòng Playoffs, họ không nghi ngờ gì chính là đội tuyển mạnh nhất LMS, và FW cuốn phăng tất cả địch thủ mà không để thua bất kì 1 game đấu nào. Sau chiến thắng 3-0 trước ahq trong trận Chung Kết, FW đã giành được 1 vé đến với MSI, và ngay lúc này đây họ vẫn đang mài giũa móng vuốt của mình để xé xác con mồi tiếp theo.
Lửa thử vàng gian nan thử sức
CLG đã cố gắng hết sức để có thể thi đấu như một tập thể thống nhất. Huấn luyện viên Zikz của CLG cũng đã từng phát biểu rằng: “Không ai trong số chúng tôi được phép ích kỉ.” Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể giữ vững được tinh thần “một người vì mọi người” ấy trước FW hay không, khi mà “bầy sói” luôn rình rập để đánh vào mắt xích yếu nhất.
Stixxay và Huhi chính là 2 mắt xích mà FW có thể khai thác. Xạ thủ trẻ Stixxay nổi tiếng là một người chơi hết sức an toàn, anh luôn đặt mục tiêu sống sót của mình lên hàng đầu. Đối ngược với anh, Xạ thủ của FW là NL lại cực kì hổ báo và sẵn sàng lao lên gây sát thương dù có phải mất mạng. Trong trận đấu thứ 2 với CLG, anh đã kết thúc trận với KDA 10-3-10 cùng vị tướng Jinx – một cơn ác mộng thực sự đối với người hâm mộ CLG lúc ấy.
Xạ thủ của 2 đội đều sẽ có một người chơi hỗ trợ tuyệt vời bên cạnh mình. Ahpromoo là một tuyển thủ già dặn và đầy kinh nghiệm. Khả năng kêu gọi giao tranh cũng như sự chắc chắn của anh sẽ giúp Stixxay sống sót lâu nhất có thể. Ngược lại, SwortArT lại là một Hỗ trợ với kĩ năng cá nhân vượt trội cùng tham vọng trở thành tuyển thủ mạnh nhất trên thế giới. Cùng với một xạ thủ hổ báo như NL, anh sẽ tìm mọi cơ hội để bắt chết Stixxay ở phía bên kia, cũng như giúp đường dưới của FW vượt lên trên đối thủ.
Ở đường giữa, Maple cũng là một người chơi hổ báo không kém gì NL, và hơn thế nữa anh còn có người đi rừng Karsa luôn sẵn sàng hỗ trợ. Thiên hướng ưu tiên những vị tướng gánh đội cực mạnh của FW sẽ là bài toán khó cho CLG.Nếu NL, Maple, hoặc Karsa có được mạng tiêu diệt từ sớm, CLG sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo kịp lối chơi của “bầy sói”.
Đường trên sẽ là cuộc đọ sức thú vị nhất, khi mà lão tướng Darshan đối đầu với tân binh MMD. Dù MMD có kĩ năng cá nhân tốt hơn hẳn Steak, anh lại không “quái” bằng người tiền nhiệm. Đây sẽ là cuộc đấu quyết định kết quả của cả trận, tùy thuộc vào việc ai sẽ vượt lên trên sau giai đoạn đi đường.
MSI 2016 tại Thượng Hải sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho cả CLG lẫn FW khẳng định bản thân trên đấu trường quốc tế. MSI sẽ diễn ra từ ngày 4/5 đến 8/5, sau đó dừng một chút và tiếp tục từ ngày 13/5 đến 15/5. Tất cả các trận đấu sẽ được tường thuật trực tiếp với phần bình luận tiếng Việt tại vetv.vn, các bạn hãy chú ý đón xem nhé.
Nguồn: lolesports