Wednesday, April 27, 2016

Ý nghĩa của các biểu tượng trong video “Ai sẽ là bá chủ Summoner’s Rift?”

Với những ai đã biết, có lẽ không cần phải nói nhiều. Còn những ai chưa biết thì… có rất nhiều điều để nói đấy. Đây là một phần lý do chúng tôi quyết định tạo nên “Ai sẽ là bá chủ Summoner’s Rift?”

Mục tiêu của nó là để nắm bắt và thể hiện đặc trưng của mỗi khu vực thông qua hình tượng, hy vọng giúp người xem có một cái nhìn rõ nét hơn về các đội sẽ khởi hành tới Thượng Hải tháng 5 này. Dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn.

Hàn Quốc: Thiên Dực Vương

Bay càng cao thì ngã càng đau

korea

Hàn Quốc là quê hương của nhà vô địch CKTG – SKT T1, nên không cần phải tưởng tượng quá nhiều mới gán được cho họ hình ảnh một vị vua (chưa kể đến Quỷ Vương Bất Tử Faker nữa). Nhưng làm vua cũng sẽ có hai kết cục: thống trị trong vinh quang hoặc sụp đổ trong cay đắng. Tại MSI, trường hợp thứ hai đã xảy ra: SKT gục ngã trước EDG và LeBlanc tưởng như bất bại của Faker bị Morgana của PawN hủy diệt. Hàn Quốc đã phục thù bằng thắng lợi tại CKTG 2015, khi mà SKT nghiền nát mọi đối thủ, kể cả đội đồng hương KOO Tigers để bước lên ngôi vương. Hãy cùng chờ xem liệu MSI có phải gót chân Achilles của người Hàn Quốc không nhé!

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1280×1024

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1080

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1200

Trung Quốc: Thần Long

Vừa đáng sợ vừa đáng kính

china

Rồng đóng vai trò quan trọng trong thần thoại và truyền thuyết Trung Hoa, nhưng khi đặt vào hoàn cảnh này nó còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Đấu trường chuyên nghiệp của Trung Quốc rất lớn, cả về số người chơi lẫn lượng người hâm mộ. Giải đấu của họ, LPL, cũng là nơi có nhiều đội với nhiều số trận hơn bất kỳ khu vực nào. Đi cùng với quy mô, kỳ vọng và áp lực đặt lên các tuyển thủ cũng là không nhỏ. Dù giành chiến thắng tại MSI năm ngoái, Trung Quốc đã thất bại thảm hại ở CKTG. Và đó là lúc chúng ta phải tự hỏi, liệu thần long có đủ sức sử dụng hiệu quả sức mạnh của chính mình không?

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1280×1024

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1080

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1200

IWC: Cung Thủ

Thách thức thần thánh

iwc

Mọi người đều trông đợi vào các thế lực như Hàn Quốc và Trung Quốc chứ ít ai để ý tới các đội xuất thân từ giải thuộc hệ thống IWC (tất nhiên là trừ những người hâm mộ nhiệt thành của họ). Tuy nhiên, giờ là lúc cần xem lại. Như một cung thủ, khu vực IWC có trong mình khả năng tiêu diệt thần linh. Lúc nào họ cũng có thể bắn ra một mũi tên cắm thẳng vào trán những kẻ dám bỏ qua họ. Chúng ta đã thấy điều đó ở CKTG 2014, khi KaBuM lật đổ hạt giống số 1 của châu Âu Alliance, và chúng ta lại thấy điều đó ở CKTG 2015, khi paiN Gaming giành được hai trận thắng. Mũi tên đoạt mệnh vẫn chỉ là tiềm năng, nhưng nó càng khiến tiếng nói của khu vực này trở nên vang dội.

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1280×1024

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1080

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1200

LMS: Báo Săn Mồi

Đòn đánh bất ngờ

lms_0

Chỉ có ba khu vực từng chiến thắng tại CKTG: châu Âu, Hàn Quốc và một đội đến từ LMS. Khu vực sau cùng chắc là khiến người ta ngạc nhiên nhất, nhưng đấy là bây giờ thôi. Hồi mùa 2012, Taipei Assassins đã san bằng cả M5 của châu Âu và Azubu Frost của Hàn Quốc để đoạt cúp. Song, kể từ đó, các đội đến từ khu vực LMS đã thể hiện tốt – nhưng chưa đủ để trở thành một địch thủ đáng gờm – và thất bại trong việc duy trì ngôi vương. Nhưng ký ức về mùa 2012 vẫn không phai nhạt. LMS như con báo săn, một hiểm họa thường trực, ẩn trong bóng tối, không nhìn thấy nhưng vẫn luôn cảm nhận được. Ai biết con mồi kế tiếp của nó là ai?

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1280×1024

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1080

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1200

Bắc Mỹ: Chiến Binh Kiên Cường

Chiến binh đa sắc tộc

copy_of_na

Có lẽ còn một miêu tả phù hợp hơn với khu vực Bắc Mỹ: Chiến Binh Thế Giới, nơi những tuyển thủ khắp Trái Đất tập hợp lại để thi đấu. Trong khi hầu hết khu vực khác tập trung vào Hàn Quốc để nâng cao trình độ, Bắc Mỹ tuyển mộ người chơi từ châu Á, châu Âu, thậm chí Nam Mỹ. Tài năng bản địa cũng không hề kém cạnh. Đó là chiến thuật điển hình của người Mỹ: sáp nhập những thứ tốt nhất, rồi biến chúng thành thế lực thống trị. Cho đến giờ, chiến thuật đó chỉ đạt được thành công giới hạn trên trường quốc tế. Nhưng mỗi khi thất bại, Bắc Mỹ lại học hỏi, thích nghi, và quay lại mạnh mẽ hơn.

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1280×1024

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1080

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1200

Châu Âu: Chó Sói

Đàn sói bất tử

europe

Khi ba trong số năm thành viên của Fnatic – đội đã có một giải mùa hè 2015 hoàn hảo và vào đến bán kết CKTG – chuyển sang Bắc Mỹ, người ta có thể nói rằng châu Âu bị bỏ lại cho bầy sói xâu xé. Trừ khi, châu Âu chính là bầy sói đó. Trong khu vực luôn xuất hiện những người chơi đủ sức cạnh tranh trên đấu trường chuyên nghiệp, đặc biệt nổi lên những con sói đơn độc ở đường giữa. Bầy đàn tiếp tục nuôi dưỡng sức mạnh, đem lại nguồn sinh khí mới để thay thế cho các cá thể đã tìm kiếm cuộc săn nơi chân trời xa lạ. Và có lẽ tại MSI, đàn sói có thể tập hợp cùng nhau đủ lâu để hạ gục con mồi đáng sợ nhất.

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1280×1024

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1080

Tải xuống biểu tượng ở độ phân giải 1920×1200

MSI 2016 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Thể thao Đông Thượng Hải từ 04/05 đến 15/05. Tất cả các trận đấu của MSI 2016 sẽ được Vietnam Esports TV tường thuật trực tiếp tai địa chỉ http://vetv.vn/, các bạn hãy nhớ chú ý đón xem nhé!

No comments:

Post a Comment