Tuesday, May 31, 2016

Xếp hạng sức mạnh của các đội tuyển tại LCS Châu Âu Mùa Hè 2016

League of Legends Championship Series (LCS) mùa hè 2016 đã đến rất gần. Không cần phải nói thêm về tầm quan trọng của giải mùa hè, bởi đó sẽ là nơi quyết định ba tấm vé của khu vực châu Âu đến CKTG 2016 – giải đấu LMHT lớn nhất trong năm. Rất nhiều đội tuyển đã có những sự thay đổi đội hình đáng kể nhằm chuẩn bị tốt nhất cho mùa giải đầy cam go phía trước. Hãy cùng Liên Minh 360 đến với bảng xếp hạng đánh giá thực lực của các đội tuyển tại LCS châu Âu mùa hè 2016.

(Bảng xếp hạng dựa trên tiêu chí về đội hình, khả năng gắn kết, thích ứng metagame và màn trình diễn tại giải mùa xuân)

Bậc S – G2 Esports, Fnatic

G2-MSI-img-02

Chức vô địch LCS châu Âu mùa xuân 2016 trong lần đầu tiên tham dự giải đấu là một thành tích vô cùng đáng nể của G2 Esports. Đội hình của họ khi đó, ngoài Kikis ra, chưa từng một ai có kinh nghiệm thi đấu tại LCS. Ấy vậy mà tài năng, sức trẻ, bản lĩnh và lối chơi mạnh mẽ của họ đã khiến cả châu Âu phải ngả mũ thán phục. Dù trải qua giải đấu MSI 2016 thất vọng, không ai có thể phủ nhận hiện tại, G2 Esports vẫn là đội tuyển số một tại lục địa già.

Sự thay đổi cặp đôi đường dưới, theo đánh giá của người viết, là một bước tiến lớn đối với G2 Esports. Hybrid thực sự tỏa sáng ở mùa giải vừa qua, nhưng còn sự ra đi của Emperor thì có khi lại là điều may mắn đối với G2. Anh là mẫu xạ thủ kỹ năng rất cao nhưng lối chơi có phần quá mạo hiểm. Đúng là phong cách hổ báo như vậy rất hợp với G2, nhưng vô tình điều đó lại khiến họ không có phương án dự phòng, khi tất cả các thành viên đều chơi tấn công mạnh mẽ, quyết liệt. Họ sẽ gặp phải khó khăn thực sự nếu không thể vượt lên dẫn trước và lăn quả cầu tuyết trong giai đoạn đầu, điều mà chúng ta đã thấy tại MSI 2016.

G2-MSI-img-03

Xét về kỹ năng, Zven – Mithy chắc chắn không thua kém gì Emperor – Hybrid. Cặp đôi đường dưới từng thi đấu cho Origen được đánh giá là số một tại châu Âu bởi sự ăn ý và toàn diện của họ. Với kinh nghiệm, bản lĩnh cùng sự chắc chắn, Zven – Mithy sẽ không mất nhiều thời gian để hòa nhập với G2, cũng không gặp vấn đề bất đồng ngôn ngữ. Quan trọng hơn cả, họ đem đến cho G2 một điểm tựa rất vững chắc, trong trường hợp sự hổ báo của ba thành viên còn lại bị bắt bài.

zven-mithy-roi-origen

Đội hình của G2 Esports tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Mateusz “Kikis” Szkudlarek – Ki “Expect” Dae-han
  • Đi rừng: Kim “Trick” Kang-yoon
  • Đường giữa: Luka “Perkz” Perković
  • Xạ thủ: Jesper “Zven” Svenningsen – Joel “Relinquished” Fjellstrom
  • Hỗ trợ: Alfonso “mithy” Aguirre Rodriguez

fnatic-2-600x400

Về phía Fnatic, họ chỉ có một sự thay đổi duy nhất, nhưng đó là sự thay đổi cần thiết nhất đối với họ. “Thuyền trưởng” YellOwStaR đã trở lại để lèo lái con thuyền mà mình đã gắn bó trong suốt một khoảng thời gian dài. Và chính nhờ có sự trở lại đó, Fnatic vươn lên trở thành một trong những ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi vô địch mùa hè.

yellowstar back to fnc

Màn trình diễn của Fnatic tại LCS châu Âu mùa xuân 2016 không tệ, đặc biệt là sau khi trở về từ IEM Katowice 2016. Gamsu và Spirit chứng minh họ đủ khả năng để lấp đầy khoảng trống mà Huni và ReignOver. Febiven và Rekkles dù có thể không còn duy trì phong độ đỉnh cao như trong năm 2015, nhưng họ vẫn giữ được sự chính xác trong các pha xử lý. Điều mà Fnatic còn thiếu chỉ là một chút gì đó trong việc đưa ra những quyết định mang tính bản lề của ván đấu. Sự xuất hiện của YellOwStaR sẽ khắc phục gần như trọn vẹn điều đó. Còn chưa kể đến cú hích tinh thần mà đội trưởng của Fnatic mang lại trong lần trở về này. Cùng với thời gian, tiếng Anh của Gamsu và Spirit cũng dần tốt lên, khi đó cựu vương Fnatic sẽ sẵn sàng thách thức phần còn lại của châu Âu.

fnatic-lcseu-summer-2016

Đội hình của Fnatic tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Noh “Gamsu” Yeong-Jin – Jorge “Werlyb” Casanovas
  • Đi rừng: Lee “Spirit” Da-yoon
  • Đường giữa: Fabian “Febiven” Diepstraten
  • Xạ thủ: Martin “Rekkles” Larsson
  • Hỗ trợ: Bora “YellOwStaR” Kim – Johan “Klaj” Olsson

Bậc A – Origen, H2K Gaming

LoL-Worlds-2015-Origen

Origen đã lọt tới trận chung kết LCS châu Âu mùa xuân 2016, nhưng theo đánh giá của người viết, họ có phần yếu đi khi bước sang giải mùa hè sau sự ra đi của cặp đôi đường dưới Zven – Mithy. Mặc dù nhanh chóng bổ sung được hai cái tên rất chất lượng là Forg1ven và Hybrid, nhưng họ có thể đạt được mức độ ăn ý giống như Zven – Mithy hay không vẫn còn là một dấu hỏi.

tin-don-forg1vengre-roi-h2k-tro-lai-hy-lap-de-di-nghia-vu-quan-su-ava

Tại giải mùa xuân, Origen dù thi đấu không thành công tại vòng bảng nhưng vẫn đủ để giúp họ có một suất ở vòng playoff. Tại đây, họ thể hiện một bộ mặt hoàn toàn khác, lần lượt hạ gục Unicorns of Love và H2K để có mặt trong trận chung kết trước khi chịu thua 1-3 trước G2 Esports. Zven – Mithy chính là hai nhân tố chính trong thành công của Origen với sự ổn định, chắc chắn của mình. Và giờ khi họ đã rời đi, Origen sẽ phải tự mình đứng lên mà thôi.

hybrid-20161-600x400

Điểm mạnh nhất của cặp đôi Forg1ven – Hybrid chính là khả năng giao tranh tổng tuyệt vời, trong khi phong cách chơi của Origen lại thiên về di chuyển đội hình, kiểm soát các mục tiêu hơn. Mặc dù vậy, trong một metagame mà chỉ có giao tranh mới quyết định thắng lợi như hiện nay, sức mạnh của cặp đôi đường dưới mới có thể chính là chìa khóa mang lại thành công cho Origen thì sao? Hãy để thời gian trả lời.

Đội hình của Origen tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Paul “sOAZ” Boyer
  • Đi rừng: Maurice “Amazing” Stückenschneider – Lauri “Cyanide” Happonen
  • Đường giữa: Tristan “PowerOfEvil” Schrage – Enrique “xPeke” Cedeño Martínez
  • Xạ thủ: Konstantinos “FORG1VEN” Tzortziou
  • Hỗ trợ: Glenn “Hybrid” Doornenbal

h2k-lcseu-spring-2016

H2K Gaming trải qua một mùa xuân không thực sự thành công. Mặc dù thi đấu rất tốt tại vòng bảng, họ không thể duy trì phong độ khi bước vào playoff, để thua cả trận bán kết lẫn tranh hạng 3 với cùng tỉ số sát nút 2-3. Vị trí thứ 4 chung cuộc không thể coi là thành công đối với một đội tuyển được mệnh danh là “siêu sao châu Âu”. Khả năng macro (di chuyển, kiểm soát mục tiêu, vận hành chiến thuật…) của H2K chính là điểm mạnh của họ, nhưng ở meta hiện tại, như vậy là chưa đủ.

Với Freeze thay thế cho Forg1ven, đội hình của H2K Gaming về cơ bản không có quá nhiều sự thay đổi, khi phong cách và khả năng của hai xạ thủ này gần như là tương đồng, hoặc Forg1ven nhỉnh hơn chỉ một chút mà thôi. Sau giải mùa xuân đáng quên tại Bắc Mỹ, Freeze quyết định quay về châu Âu cùng H2K. Chỉ cần tìm lại được phong độ giống như mùa giải 2015, thời điểm mà anh luôn được đánh giá nằm trong top 3 xạ thủ hàng đầu châu Âu, H2K vẫn sẽ là một thế lực mà các đối thủ phải dè chừng.

h2k-chinh-thuc-chieu-mo-best-draven-freeze-ava

Đội hình của H2K Gaming tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Andrei “Odoamne” Pascu
  • Đi rừng: Marcin “Jankos” Jankowski – Johan “Hulberto” Johansson
  • Đường giữa: Yoo “Ryu” Sang-wook
  • Xạ thủ: Aleš “Freeze” Kněžínek – Jesper “Knugen” Rundberg
  • Hỗ trợ: Oskar “VandeR” Bogdan

Bậc B – Team Vitality, FC Schalke 04, Unicorns of Love, ROCCAT

vitality-lcseu-spring-2016

Vitality đã có giai đoạn vòng bảng khá tốt tại LCS châu Âu mùa xuân 2016 với vị trí thứ 3, nhưng lại nhanh chóng tụt dốc và thất bại 1-3 trước Fnatic ở tứ kết, một điều khá bất ngờ nếu xét về phong độ và tương quan đội hình ở vào thời điểm đó. Bước sang mùa hè, Vitality quyết định đưa về hai tuyển thủ người Hàn còn ít tên tuổi để thay thế cho Shook và Hjarnan. Đây có thể nói là một bước lùi, bởi khoan nói đến kỹ năng, cả về kinh nghiệm lẫn khả năng giao tiếp của Mightybear và Police chắc chắn không thể bì được với hai người tiền nhiệm. Vitality sẽ phải cố gắng rất nhiều nếu muốn tiếp tục có suất ở vòng playoff.

Đội hình của Team Vitality tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Lucas “Cabochard” Simon-Meslet
  • Đi rừng: Kim “MightyBear” Min-soo
  • Đường giữa: Erlend “Nukeduck” Våtevik Holm
  • Xạ thủ: Park “Police” Hyeong-gi – Petter “Hjärnan” Freyschuss
  • Hỗ trợ: Raymond “kaSing” Tsang

avaSchalke04

Với việc được hậu thuẫn bởi FC Schalke 04 (tiền thân là Elements), cộng với một sự bổ sung chất lượng là Fox, cựu vương châu Âu một thời hứa hẹn sẽ là đối thủ không mấy dễ chịu đối với các đội nhóm trên ở giải mùa hè sắp tới. Ở giải mùa xuân, Elements cũng khởi đầu mùa giải rất tốt, nhưng họ không duy trì được phong độ cho tới cuối, để tuột chiếc vé playoff. Dù đã không còn giữ được vị thế ứng cử viên vô địch, FC Schalke 04 vẫn đủ sức đóng vai “kẻ ngáng đường” tại LCS châu Âu mùa hè 2016.

Đội hình của FC Schalke 04 tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Etienne “Steve” Michels
  • Đi rừng: Berk “Gilius” Demir – Marcel “Dexter” Feldkamp
  • Đường giữa: Hampus “Fox” Myhre – Jérémy “Eika” Valdenaire
  • Xạ thủ: Rasmus “MrRalleZ” Skinneholm – Nico “Sola” Linke
  • Hỗ trợ: Hampus “sprattel” Abrahamsson

UoL2015

Unicorns of Love vẫn còn giữ được hai công thần Vizicsacsi và Hylissang, nhưng việc xáo trộn đội hình liên tục chính là một phần nguyên nhân cho sự sa sút của “kỳ lân tình yêu”. Họ cũng có khởi đầu như mơ ở giải mùa xuân, trước khi Diamondprox gặp sự cố VISA và không thể tiếp tục thi đấu. Mặc dù vẫn có mặt ở vòng playoff, Unicorns of Love nhanh chóng bị loại bởi Origen, không còn tiến xa được như mùa giải 2015. Mùa hè tới, với ba cái tên mới còn tương đối lạ lẫm với người hâm mộ, kỳ vọng đặt vào “kỳ lân tình yêu” thực sự là không cao.

Đội hình của Unicorns of Love tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Kiss “Vizicsacsi” Tamás
  • Đi rừng: Kang “Move” Min-su
  • Đường giữa: Fabian “Exileh” Schubert
  • Xạ thủ: Kim “Veritas” Kyoung-min
  • Hỗ trợ: Zdravets “Hylissang” Iliev Galabov – Aleksandar “Uby” Iliev Galabov – Audrey “AudreyLaSapa” Coent

roccat-lcseu-spring-2016

ROCCAT luôn là đối thủ khó nhằn tại LCS châu Âu kể từ khi họ chính thức góp mặt tại giải đấu. Tuy nhiên, LCS mùa xuân 2016 lại là một kỷ niệm đáng quên, khi họ xếp áp chót bảng xếp hạng với chỉ vỏn vẹn 4 chiến thắng sau 18 vòng đấu. Ngoài Betsy và phần nào đó là Airwaks, các thành viên còn lại đều thi đấu rất nghèo nàn. Sự bổ sung Steeelback ở vị trí xạ thủ là rất tốt, giúp san sẻ phần nào gánh nặng cho Betsy, hơn nữa sự tiến bộ thần tốc của cựu xạ thủ Fnatic ở giải mùa xuân vừa qua cùng Unicorns of Love cũng rất đáng chú ý. Với việc bổ sung thêm hai thành viên người Hàn ở đường trên và hỗ trợ, ROCCAT hứa hẹn sẽ trở lại đầy mạnh mẽ.

Đội hình của ROCCAT tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Lee “Parang” Sang-won – Simon “fredy122” Payne
  • Đi rừng: Karim “Airwaks” Benghalia
  • Đường giữa: Felix “Betsy” Edling
  • Xạ thủ: Pierre “Steeelback” Medjaldi
  • Hỗ trợ: Oh “Raise” Ji-hwan – Vytautas “extinkt” Mėlinauskas

Bậc C – Giants, Splyce

giants-lcseu-spring-2016

Có lẽ đối với hai đội tuyển này, việc giữ được suất tham dự LCS châu Âu mùa hè 2016 đã là thành công. Sau giải mùa xuân bết bát, đội hình lại không có quá nhiều thay đổi đáng kể, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu GiantsSplyce tiếp tục “đội sổ” tại giải mùa hè sắp tới. Họ sẽ cần thi đấu với trên 100% khả năng của mình để giữ lại cơ hội được thi đấu tại sân khấu LMHT đẳng cấp nhất châu Âu.

splyce-lcseu-spring-2016

Đội hình của Giants tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Lennart “Smittyj” Warkus
  • Đi rừng: Nubar “Maxlore” Sarafian
  • Đường giữa: Na “Night” Gun-goo – Joran “Special” Scheffer
  • Xạ thủ: Son “S0NSTAR” Seung-ik – Samuel “Samux” Fernández Fort
  • Hỗ trợ: Morgan “Hustlin” Granberg

Đội hình của Splyce tại LCS châu Âu mùa hè 2016

  • Đường trên: Martin “Wunder” Hansen
  • Đi rừng: Jonas “Trashy” Andersen – Jesper “Gripex” Terkildsen
  • Đường giữa: Chres “Sencux” Laursen
  • Xạ thủ: Kasper “Kobbe” Kobberup – Jeffrey “Vizility” de Vries
  • Hỗ trợ: Mihael “Mikyx” Mehle

No comments:

Post a Comment