Wednesday, December 28, 2016

Quá trình phát triển của các tướng Đấu Sĩ đi đường

LOL_CMS_021_Article_01

Chào mọi người, tôi là Riot Jag. Như các bạn đã biết, Camille đã xuất hiện rồi, và còn cơ hội nào tuyệt hơn để bàn về những bài học chúng tôi nhận được về các tướng đường trên trong suốt quá trình phát triển của Liên Minh Huyền Thoại? Cũng như cả cách chúng tôi áp dụng chúng vào bộ kỹ năng của Camille nữa.

CUỘC CHIẾN TÉ TÁT

Nhìn chung, hướng tiếp cận ban đầu của chúng tôi với tướng cận chiến khá đơn giản. Để chơi “thành công”, họ chủ yếu cần bám dính lấy mục tiêu, chứ không thiên về một phong cách gây sát thương cụ thể nào. Xin Zhao là minh chứng rõ nét nhất: một tướng có rất ít tính đa dạng chiến thuật trong bộ kỹ năng, cùng một lượng giới hạn các hành động để chọn lựa thực hiện một khi đã áp sát ai đó. Dù vậy, anh ta thật sự cần liên tục đánh thường vào mục tiêu để giảm hồi chiêu, thứ sẽ cải thiện khả năng đeo bám của anh ta. Chúng tôi thấy kiểu đánh này cực kỳ một chiều – và kết quả thường là thành công rực rỡ đến khó chịu, hoặc hoàn toàn vô dụng. Cả hai kết quả này đều khiến người chơi không hài lòng chút nào.

“Giới hạn cơ hội hạ gục khiến một tướng cận chiến không gặp phải những tình huống một chiều, mà thay vào đó cần nhiều khoảnh khắc chơi trên cơ để thắng đường.”

Tệ hơn nữa, nếu thành công của tướng cận chiến là “vào được tầm cận chiến”, thì một cuộc đối đầu giữa hai tướng cận chiến thật nhàm chán quá đi. Khi tướng cận chiến gặp tướng đánh xa, cả hai phải lượn qua lượn lại để giành giật từng phân khoảng cách, còn nếu hai tướng cận chiến chạm mặt thì vô tình lại biến thành cuộc thi chỉ số thuần túy rồi. Thêm vào đó, ở đường trên, cảnh hai tướng cận chiến đụng độ vốn đã quá phổ biến.

Chúng tôi biết mình có thể làm gì đó tốt hơn cho các người chơi cận chiến.

DỘNG BÚA

Từ năm 2013, bạn chắc có nhận thấy thay đổi trong phong cách thiết kế tướng cận chiến của Riot. Có hai chiến thuật được chúng tôi sử dụng hiệu quả: 1) cho tướng cận chiến những lý do hợp lý để rời khỏi mục tiêu, và 2) đẩy các tình huống thành công về hướng đột biến sức mạnh trong thời gian ngắn.

Lấy Poppy làm ví dụ nhé. Cô có một “khoảnh khắc nổi bật” rõ ràng khi Xung Phong (E) đẩy ai đó vào tường lấy sát thương và làm choáng, nhưng nó yêu cầu chọn vị trí thật chính xác. Để giúp cô đạt được mục đích, tấm khiên của Sứ Giả Thép (P) tạo nên một mục tiêu mới trên chiến trường để cô và đối thủ chơi xoay quanh nó, đồng thời Búa Chấn Động (Q) có thể ép góc kẻ thù và buộc chúng đi về hướng có lợi cho cô. Điều này đem lại cảm giác “thành tựu” cao hơn cho người chơi Poppy mỗi khi dùng Xung Phong một cách hoàn hảo.

LOL_CMS_021_Article_02-1

Yasuo fan art bởi yy6242 (DOPEY) Nguồn: http://ift.tt/2h4QNqz

Trong khi đó, Yasuo là ví dụ cho một tướng có khung giới hạn cực lớn ở đường. Khi trao đổi cùng đối thủ, anh vẫn cần nhiều nguồn lực khác trước khi có thể tung đòn kết liễu. Lá chắn từ Đạo Của Lãng Khách (P) và hồi chiêu nội tại của Quét Kiếm (E) khiến anh khó lòng cứ lao thẳng vào mục tiêu kiếm mạng được (có nhiều trang bị thì không nói nhé) vì lợi thế của Yasuo không nằm ở việc liên tục áp sát. Chúng tôi không nghĩ mình có thể gọi Yasuo bản tóm tắt về khắc chế khi đi đường, nhưng bộ kỹ năng của anh ta có rất nhiều sức mạnh đột biến.

“…đường trên là trường đấu tay đôi. Người chơi cần có những kỹ năng rất riêng để thể hiện tại đây – hiểu rõ từng cặp đấu, phối hợp chiêu thức hiệu quả, và những pha cân não hấp dẫn – chúng tôi muốn đem đến điều đó.”

Giới hạn cơ hội hạ gục khiến một tướng cận chiến không gặp phải những tình huống một chiều, mà thay vào đó cần nhiều khoảnh khắc chơi trên cơ để thắng đường. Nhược điểm của chuyện này là cả hai bên đều cực kỳ căng thẳng – một người chơi để thua trước một  Fiora hay Yasuo cứ 5 – 10 giây lại trao đổi thắng một lần có thể bị ảnh hưởng tinh thần nghiêm trọng. Tuy nhiên, phong cách chơi kiểu nào đòi hỏi tướng thắng đường phải thực hiện nhiều hành động liều lĩnh hơn, khiến rừng có nhiều cơ hội can thiệp hoặc đối thủ chơi trên cơ. Trong khi đó, các mô hình cũ sẽ phân định thắng/bại nhanh như chớp.

QUÁ TẢI NHƯNG KHÔNG QUÁ MẠNH

Cuối cùng, hãy nói một chút về những bộ kỹ năng “quá tải”. Nhiều người chơi đã hỏi tại sao chúng tôi cho các đấu sĩ đi đường quá nhiều công cụ và cơ chế – trụ đường, dọn lính, cơ động, sát thương dồn, sát thương kéo dài,… Cách dễ nhất để trả lời là lật ngược lại vấn đề: Các tướng có điểm mạnh tập trung làm gì ở một đường dài với sẽ góp mặt của hàng loạt kỹ năng đa dạng? Cứ khai thác mãi một điểm mạnh đơn lẻ có thể khiến nó đạt đến độ quá một chiều để có thể vận hành trơn tru.

LOL_CMS_021_Article_03-min

Tryndamere chỉ vượt trội ở một thứ, nhưng lại thiếu các công cụ khác để phát huy hiệu quả.

Ví dụ: cá nhân tôi thích chơi Tryndamere. Tôi thấy ổn khi đánh đổi khả năng dọn lính tồi tệ, ít khống chế, ít đóng góp trong giao tranh, lấy lượng sát thương cao quá đáng và những pha chí mạng đầy thỏa mãn. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là tôi chẳng cung cấp được gì nhiều ngoài sát thương, và tôi chẳng có tác dụng gì lắm ngoài việc đẩy lẻ cả trận – thế nghĩa là tôi phải đẩy lẻ mạnh đến không tưởng hoặc tôi sẽ là một vị tướng nhét vào trận cho vui thôi. So sánh với một tướng như Sion, người có mỗi thứ một ít (sát thương, khống chế, dọn lính, chống chịu), nhưng nhìn chung phải biết kết hợp thật tốt để đạt hiệu quả.

Cho các tướng đường trên nhiều công cụ hơn cũng đồng nghĩa với việc kết quả đi đường sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố hơn. Và hãy nhớ, đường trên là trường đấu tay đôi. Người chơi cần có những kỹ năng rất riêng để thể hiện tại đây – hiểu rõ từng cặp đấu, phối hợp chiêu thức hiệu quả, và những pha cân não hấp dẫn – chúng tôi muốn đem đến điều đó.

CHÂN KIẾM XUẤT HIỆN

Tóm lại, đội thiết kế đã làm rất tốt suốt những năm qua để khiến tướng cận chiến vui vẻ và thú vị hơn. Giờ hãy ngó qua các triết lý thiết kế chúng tôi áp dụng cho Camille, vị tướng đường trên mới nhất của Liên Minh Huyền Thoại.

LOL_CMS_021_Article_04-2

Những khám phá ban đầu của Camille trong truyện tranh Cắt Đứt Ràng Buộc. Nguồn: http://ift.tt/2eKHRGU

Đầu tiên, giữ vị trí. Camille có nhiều chiêu trò khiến cô phải để ý vị trí giữa mình và đối thủ. Giao Thức Chuẩn Xác (Q) yêu cầu cô vào tầm cận chiến trong một lúc, rồi lại vào tầm cận chiến trong 1.5 – 3 giây sau, nhưng không cần phải “bám dính” tí nào ở khoảng giữa, khiến cả hai bên có thể tự  do chọn vị trí khi đã nắm rõ điều kiện thành công. Đá Quét Chiến Thuật (W) buộc cô phải rời tầm cận chiến để có được lợi ích lớn nhất của vòng quét ngoài. Điều này tạo cơ hội cho kẻ địch tận dụng sự liều lĩnh của cô để thoát khỏi tầm chiêu, hoặc ngay lập tức áp sát và trừng phạt cô vì cô phải đánh thường mới có được lá chắn Thích Ứng Phòng Ngự.

LOL_CMS_021_Article_05

Nhận thức được việc giữ vị trí sẽ cho Camille những lợi thế to lớn trong giao tranh.

Cuối cùng, đối thủ càng đứng gần tường thì Camille càng dễ dùng Bắn Dây Móc (E) trúng bởi có rất ít không gian cho chúng để lách hay né đòn. Hiệu ứng kết hợp của các kỹ năng này hy vọng sẽ tạo ra một đường đơn sôi động với nhiều lựa chọn chiến thuật hơn thay vì “bạn là tướng cận chiến, chọn đúng hoặc sai”.

LOL_CMS_021_Article_06

Truyện tranh Camille

Giờ hãy nhìn vào khung giới hạn. Camille có hồi chiêu tương đối ổn giúp cô trao đổi hiệu quả, nhưng nhịp độ của chúng lại khác biệt khiến cô liên tục phải điều chỉnh từng loại sức mạnh ở từng thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, ở đường, Thích Ứng Phòng Ngự (P) chính là khoảng thời gian trao đổi mạnh mẽ nhất cô có, nhưng hồi chiêu của nó khá dài, khiến khung giới hạn của trao đổi bằng Giao Thức Chuẩn Xác có lúc rất khủng, có lúc lại có nhiều nguy cơ hơn. Nó có thể khiến bạn nhức đầu khi đối mặt với cô – bạn phải theo dõi một đống hồi chiêu khác nhau – nhưng đôi khi thông tin không hoàn hảo lại tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời. Ví dụ hiển nhiên nhất là Tốc Biến: khi đối thủ không biết Lee Sin có Tốc Biến, họ có thể đứng ở một vị trí cho phép anh ta thực hiện những pha liều lĩnh mà xuất thần như Insec chẳng hạn. Những pha như thế khiến Liên Minh Huyền Thoại trở nên hấp dẫn, và góp phần quan trọng để thôi thúc người ta thông thạo một tướng đến trình độ cao nhất.

TƯƠNG LAI

Camille là nỗ lực mới nhất trong quá trình tìm hiểu cuộc chiến tay ngắn trong Liên Minh Huyền Thoại. Bộ kỹ năng của cô dựa trên mọi bài học chúng tôi nhận được từ đó đến giờ, và tôi chắc sẽ còn nhiều thứ để học khi quan sát các bạn sử dụng cô ấy.

divider camille

Thiết kế luôn là một thử thách lớn đối với đội ngũ nhân viên Rioter. Họ phải tìm ra cách để cân bằng mọi thứ, nhưng đồng thời, cũng phải đem tới cho người chơi những trải nghiệm tốt và thú vị nhất. Đó chính là lý do tại sao, những vị tướng mới của Liên Minh đều có những cơ chế rất dị – như Camille vậy. Cô là một tướng Đấu Sĩ cận chiến, nhưng không phải lúc nào cũng cần phải ở sát mục tiêu của mình.

Các độc giả của Liên Minh 360 thấy sao về triết lý thiết kế này của Riot? Hãy để lại bình luận ở phía dưới và cùng trao đổi với chúng tôi nào!

No comments:

Post a Comment