Friday, November 2, 2018

Ba thế hệ đường giữa của Châu Âu

Châu Âu thuở ban đầu

Jensen, PerkzCaps là những đại diện xuất sắc của Châu Âu thi đấu tại CKTG với vị trí đường giữa. Thành công của họ rất có thể sẽ đem đến rất nhiều điêu tuyệt vời cho toàn bộ những tài năng trẻ khác đang có mặt ở khu vực này.

Ngay thuở ban đầu, Châu Âu đã trình làng cho cả thế giới biết đến những đường giữa vô cùng tuyệt vời. Hẳn sẽ khó một ai có thể quên được năm 2012 của những Henrik “Froggen” Hansen, Alexey “Alex Ich” Ichetovkin, and Enrique “xPeke” Cedeño Martínez,… những người đã góp phần làm nên những trận đấu đẳng cấp mà chúng ta không thể nào quên. Bất chấp sự chỗi dậy mạnh mẽ của Hàn Quốc ở vị trí đường trên và đi rừng, thậm chí là hỗ trợ huyền thoại như Hong “MadLife” Min-gi hay cả những xạ thủ của Trung Quốc đi chăng nữa, người ta vẫn nhớ tới Châu Âu như một mỏ vàng về tài năng ở đường giữa.

maxresdefault

Froggen, Alex Ich, và xPeke đều đã góp công lớn đưa đội tuyển của họ bay cao tại các giải đấu quốc tế trong mùa hai. Những CLG EUMoscow 5 đều đến CKTG Mùa 2 với tư cách của những ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch. Hàn Quốc khi đó có Azubu Frost rất đáng chú ý nhưng chẳng có bình luận viên nào khi đó đặt ra câu hỏi liệu Alex Ich phải làm gì khi đối mặt với Jung “RapidStar” Min-sung, mà thay vào đó, họ chỉ hỏi xem: “Đường giữa nào của EU là xuât sắc nhất thế giới?”.

Faker và những ngộ nhận sai lầm

Năm 2013, sự xuất hiện của Lee “Faker” Sang-hyeok đã đổi thay tất cả. SK Telecom T1 K dường như hủy diệt cả giải đấu mà không gặp phải trở ngại quá lớn nào. Faker nghiễm nhiên trở thành đường giữa số một khi đó và cũng là tuyển thủ vĩ đại nhất mà LMHT từng được thấy, thậm chí anh vẫn luôn ở trong top đầu suốt những mùa giải sau đó.

Faker-2013-2014

Faker cùng SKT đã thay đổi mọi thứ — cho tới khi họ thất bại trong việc đến với CKTG 2018. Họ không vào được play-off LCK Mùa Hè, cũng không thể vượt qua vòng loại khu vực và điều đó đồng nghĩa với việc danh hiệu tuyển thủ số một thế giới chính thức bị bỏ ngỏ. Đã rất lâu rồi cánh cửa mới được mở ra và cả ba cái tên đến từ Châu Âu mau chóng nổi lên để được cân nhắc cho vị trí đó.

Trong kỷ nguyên thống trị của mình, Faker không chỉ là cái tên đại diện cho SKT mà anh thậm chí còn đại diện cho sức mạnh của cả một khu vực như LCK. Điều này có vẻ không sai nhưng đừng đánh đồng với việc Hàn Quốc sở hữu nhiều ngôi sao ở vị trí đường giữa nhất.

Faker_inven

Trong vòng bán kết của CKTG 2018, ba đại diện góp mặt tại đó là những cái tên tới từ LCS, đại diện cho ba thế hệ đường giữa tài năng bậc nhất của Châu Âu. Nicolaj “Jensen” Jensen, Luka “Perkz” Perković, và Rasmus “Caps” Winther đều ghi được những dấu ấn đậm nét trong lòng tất cả các fan hâm mộ.

Ba thế hệ mới của phương tây

Đầu tiên là câu chuyện đầy phức tạp của Jensen. Khi triều đại của xPeke, Froggen, và Alex Ich bắt đầu thoái trào, những tài năng trẻ khác của Châu Âu ngay lập tức vươn lên. Đó là Erlend “Nukeduck” Våtevik Holm của Sinners Never SleepLemondogs — Søren “Bjergsen” Bjerg của Copenhagen Wolves, và cái tên “ai cũng biết là ai” Incarnati0n.

NewCHW

Trong khi mà Nukeduck cùng với Bjergsen nhanh chóng nổi lên và chiếm được nhiều cảm tình của khán giả, tài năng Incarnati0n vấp phải liên tiếp những scandal và phải ra mắt muộn hơn nhiều. Anh nhận lệnh cấm từ Riot cho tới mãi tới năm 2015, Incarnati0n xuất sắc ngày nào được thông báo sẽ gia nhập Cloud9, thay thế cho người kêu gọi Hai “Hai” Du Lam và lấy một cái tên mới: Jensen.

Anh đã khởi đầu tương đối nhọc nhằn nhưng cũng học hỏi được rất nhiều từ người đàn anh Hai trong đội hình. Họ đã nỗ lực tuyệt vời để có mặt tại CKTG 2015 nhưng đáng tiếc thay, đó cũng là mùa giải duy nhất mà Cloud9 không thể vượt qua nổi vòng bảng.

Dù chỉ là mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên nhưng bản lĩnh của Jensen ngay lập tức đã được thể hiện. Anh đối đầu với Fabian “Febiven” Diepstraten đầy khó chịu của Fnatic – người luôn khiến Nukeduck phải ôm hận và nhanh chóng rơi vào dĩ vãng ở thời điểm mà Jensen chỉ mới là tân binh. Tiếp theo đó còn là Liu “Westdoor” Shu-wei của ahq e-Sports (người nổi tiếng với khả năng gánh đội, đặc biệt là với Fizz và Twisted Fate). Cloud9 thực sự đã làm hết khả năng của mình nhưng thất bại tại trận tie-break trước ahq đã khiến giấc mơ của họ chấm dứt.

c9-jensen-2015

Cũng trong năm 2015, Jensen đối mặt với Faker hai lần. Dù kết quả giữa Cloud9 với SKT là 0-4 cách biệt nhưng không vì thế mà có thể đánh giá Jensen là người thua thiệt trước người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến. Cho tới năm 2016, không còn ai ngoài Faker đủ khả năng đè đường Jensen ở giai đoạn đầu được nữa dù cho đó có là  Lee “Crown” Min-ho and Huang “Maple” Yi-tang. Và đến mùa giải 2017, anh đã vượt qua cả những Lee “Scout” Ye-chan, có cuộc trả thù ngọt ngào trước Westdoor trước khi thực sự bùng nổ trong cuộc đối đầu đẫm máu trước Su “xiye” Han-wei.

Năm nay, dù vòng khởi động có đôi chút khó khăn nhưng Jensen đã trở lại là chính mình khi đến với vòng bảng đối đầu với Crown cùng Li “Xiaohu” Yuan-hao, và người duy nhất khiến anh phải gặp rắc rối chính là Stallion Daniele “Jiizuke” di Mauro. Cũng chính anh là nhân tố giúp Cloud9 thi đấu bùng nổ trước hạt giống số hai của Hàn Afreeca Freecs và đem về chiến thắng 3-0 thuyết phục.

Phần lớn thành công trong lối chơi của Jensen đến từ một người chơi có kỹ năng thuần cực kỳ xuất sắc. Vẫn là một Incarnati0n của ngày nào nhưng khôn ngoan hơn với khả năng gây áp lực và tận dụng người chơi đi rừng tốt hơn. Sự trưởng thành vượt bậc của Jensen nằm ở khả năng tận dụng thời cơ và đảo đường ngay khi có lợi thế. Anh có thể hỗ trợ cho người đi rừng của mình, dù là một Robert “Blaber” Huang còn non trẻ hay thúc đẩy Dennis “Svenskeren” Johnsen quay vê với phong độ đỉnh cao. Nhưng trên tất cả, chúng ta thấy được điều tuyệt với nhất khi Jensen được tung hoành ở đường giữa của mình với những vị tướng dồn sát thương và mở ra cơ hội cho chính những người đi rừng để dọn dẹp và lăn cầu tuyết từ sớm.

Sự linh hoạt tạo nên một thế hệ hai của đường giữa Châu Âu trông trưởng thành hơn rất nhiều và người xứng đáng đại diện cho thế hệ tuyển thủ này không ai khác ngoài Perkz.

perkz-g2

Jensen nổi bật với kỹ năng cá nhân và ưa thích lối chơi đè đường. Anh cùng thời với những Nukeduck hay Bjergsen, những tuyển thủ ghi dấu ấn bằng kỹ năng xử lý 1v1 vô cùng mãn nhãn. Perkz là người xuất hiện sau thời kỳ đó, nơi mà anh không cần phải đặt việc thắng đường lên hàng đầu.

Perkz không thừa hưởng điều gì cả. Anh tự mình hoàn thiện tất cả.

Bất cứ đường giữa nào không thi đấu tại Hàn đều sẽ được coi là cửa dưới và cho đến giờ vẫn không ai giải thích được lý do cụ thể là vì sao. Trong khi những tài năng Châu Âu mọc lên nhiều như nấm sau mưa, họ vẫn không được coi là xuất sắc phải chăng vì họ không được đặt lên bàn cân để đối đầu với Faker trong suốt một năm trời?

Những Heo “PawN” Won-seok, Shin “Coco” Jin-yeong hay Kuro luôn được tưởng thưởng chỉ đơn giản vì họ chung một giải đấu với Faker. Trong khi những màn trình diễn huyền thoại từ Alex Ich, Froggen, Xpeke, Jensen hay đôi khi cả Bjergsen lại không mấy khi được nhắc đến.

Ngay ở lần đầu tiên được góp mặt tại một giải đấu quốc tế, Perkz đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng Châu Âu cũng có thể đánh xoay quanh đường giữa như bất kỳ một đội Châu Á nào. Nhưng ký ức nhạt nhòa khi đó chỉ khiến fan hâm mộ ấn tượng đôi chút và rồi lại quên đi ngay sau khi giải đấu kết thúc.

perkzava

Người ta vẫn nhớ tới Perkz như một ngôi sao của G2 như những Nukeduck, Jensen hay Febiven nhưng kết cục 2-8 tại kỳ MSI đầu tiên đã làm họ quên đi tất cả những ấn tượng tốt đẹp. Anh thậm chí còn thất bại cay đắn thêm một lần nữa tại CKTG 2016, khi đối thủ là Choi “huhi” Jae-hyun của CLG. Nhiều người đã nghĩ rằng đó là dấu chấm hết cho Perkz khi anh còn chưa được chứng tỏ mình nhiều.

Sau tất cả, chàng trai đó đã đứng lên và làm lại tại chính nơi mà anh đã vấp ngã – MSI 2017. Liên tiếp đối đầu với Flash Wolves tại cả MSI lẫn IWC trong cùng một năm, nhiều người bắt đầu nghĩ G2 và đội tuyển số một Đài Loan sẽ trở thành kỳ phùng địch thủ một cách không chính thức. Và cũng chính từ những lần đối đầu này, Perkz đã có được những bài học quý hơn vàng:

“Tôi đã học hỏi từ Maple rất nhiều ở khả năng chọn tướng và đẩy đường. Ở Châu Âu, tôi có thể thoải mái chọn Syndra để thắng đường Jayce. Nhưng anh chàng này chỉ tập trung vào việc chơi để phá trụ và điều đó khiến tôi như được mở rộng tầm mắt”.

perkzava

Với Perkz, khoảng cách giữa anh và Maple không nằm ở khả năng đối đầu trực diện. Những tác động lên bản đồ và đóng góp vào lối chơi chung mới là điều mà một tuyển thủ đường giữa hiện đại nên hướng đến. Tại CKTG 2018, Perkz chắc chắn đã thể hiện tuyệt vời những gì mình học được trong trận Bo5 trước RNG.

Khi Jian “Uzi” Zi-hao quá hăng say với việc đè đường và tấn công vào trụ, LeBlanc Perkz ngay lập tức có mặt và trừng phạt sự chủ quan của anh ta. Khi G2 cần chấm dứt chuỗi hạ gục của Uzi, chính Perkz là người đã nhìn ra thời cơ và làm điều đó một cách gọn gàng. Dù cho bị Rookie đánh bại ở trận bán kết, vẫn không một đường giữa nào khi đó có thể vượt mặt anh ở khả năng đóng góp sát thương trong giao tranh lên tới 27.6%.

G2-Perkz

Thất bại của Perkz trước Rookie thậm chí còn khiến chúng ta được khai sáng thêm nhiều điều nữa về chính anh. Cho tới lúc này, anh vẫn là người thi đấu tốt nhất trong số những đường giữa từng đối đầu với Rookie tại CKTG. Trong ván ba, khi mà Lissandra trong tay anh chỉ còn đủ năng lượng cho một combo duy nhất ở thời gian đầu ván đáu, Perkz đã không ngần ngại tung nó thật chuẩn xác để người đi rừng Marcin “Jankos” Jankowski có liền hai mạng hạ gục tạo lợi thế cho G2. Anh đã chứng minh rằng, đội tuyển đang có mặt trong trận chung kết kia vẫn có những điểm yếu và họ đủ sức để vươn lên dẫn trước.

Nhưng cho tới giờ, cả JensenPerkz đều đã trở thành kẻ ngoài cuộc. Cái tên duy nhất còn đại diện cho đường giữa của Châu Âu lúc này chính là Caps. Mặc dù có rất nhiều lời ra tiếng vào xung quanh vấn đề phong độ của anh khi thi đấu tại MSI, nhưng cho tới thời điểm này, khi Fnatic đã có mặt trong trận chung kết, không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của anh cho hạt giống số một Châu Âu. Tuy nhiên, anh không hề giống với những người chơi đường giữa của Cloud9 hay G2.

FNC-Caps

Đối đầu với Jensen, Caps đã có một màn lột xác ngoạn mục chưa từng có tại CKTG lần này. Thậm chí dù có không đạt phong độ cao, khả năng phối hợp giữa anh với người đi rừng Mads “Broxah” Brock-Pedersen vẫn đủ sức vượt mặt cả Jensen hay Perkz. Caps là tuyển thủ có chỉ số chênh lệch vàng phút thứ 10 là -304 nhưng con số đó trở thành +107 trong trận bán kết trước Cloud9. Anh thậm chí còn nhận luôn MVP cho hai ván đấu nhờ những đóng góp cực kỳ quan trọng trong trận đấu.

Khoảnh khắc Caps vượt mặt Jensen tại CKTG lần này như một tuyên bố cuối cùng rằng, một người chơi đường giữa hiện giờ không còn chỉ sống chết dựa vào kỹ năng cá nhân nữa. Với sự nhạy bén ở mỗi pha giao tranh tổng, sự lóng ngóng khi đi đường trước Rookie cùng Scout đã nhanh chóng được khỏa lấp. Trông giống như thể Fnatic đã cứu lấy Caps chứ không phải là được anh ấy cứu rỗi. Anh đã cố gắng outplay Rookie nhưng thất bại tới ba lần – điều không khỏi khiến các fan thất vọng ngay cả khi nó đã được dự đoán từ trước.

Sau khi JensenPerkz đều đã phải nhận thất bại, Caps chính là niềm hy vọng cuối cùng cho các đội tuyển phương tây. Jensen trưởng thành từ thời kỳ của những pha solo kill sau Froggen, Alex IchXpeke; rồi tới Perkz với sự hoàn thiện trong khả năng đóng góp hỗ trợ toàn đội. Anh đã mất tời hai năm trời không qua nổi vòng bảng để có thể chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, đường giữa của Châu Âu không thua kém gì so với người Hàn.

caps

CapsJiizuke chắc chắn sẽ còn hoàn thiện mình nhiều hơn nữa sau một CKTG 2018 thi đấu đầy ấn tượng. Họ là những đại diện cho thế hệ thứ 3 tại Châu Âu, một thế hệ nơi mà người chơi đường giữa xuất sắc nhất không tạo nên một khu vực gồm toàn những người chơi đường giữa xuất sắc. Đây sẽ là một thế hệ mà phong độ nhất thời không nói lên đẳng cấp của họ thực sự đang ở đâu.

No comments:

Post a Comment