Monday, October 31, 2016

TOP 5 tướng không cấm là gần như được chọn tại Chung Kết Thế Giới 2016

Giải đấu LMHT lớn nhất hành tinh đã kết thúc, và chúng ta cũng đã có thể tổng kết được những thông số về tướng trong giải đấu lần này. Hãy cùng đi tìm 5 cái tên hot nhất của giải nhé!

crest-darker divider

Nidalee-Final-Champion-Portrait

Nidalee tỏ ra là vị tướng bá đạo nhất tại Chung Kết Thế Giới năm nay khi tỉ lệ cấm/ chọn của vị tướng này ở mức tuyệt đối 100%. Mặc dù là một vị tướng đi rừng không hề có kĩ năng khống chế nào nhưng Nidalee vẫn được ưa chuộng bởi khả năng dọn rừng nhanh của mình.

Trong tay những cao thủ, Nidalee sẽ gây ra sức ép khủng khiếp lên đội hình đối phương nếu như cô ta có giai đoạn đầu trận thuận lợi. Nhưng một điểm bất lợi của Nidalee là sẽ càng ngày càng yếu hơn nếu trận đấu kéo về cuối trận, và không hỗ trợ được cả đội nhiều trong giao tranh tổng.

Nidalee của Bengi đã giúp cho SKT chiến thắng cặp trận Bán Kết nghẹt thở

Syndra-Final-Portrait

Syndra cũng xuất hiện trong danh sách cấm chọn đến 97.4%, và đây cũng là vị tướng Đường Giữa được ưa thích nhất Chung Kết Thế Giới năm nay. Điểm mạnh của Syndra nằm ở việc tầm sử dụng kĩ năng xa và khả năng làm choáng kẻ địch lên tới 1.5 giây sẽ giúp cô nàng mạnh mẽ ở mọi giai đoạn trận đấu. Nếu có đủ giảm thời gian hồi chiêu, Syndra sẽ có khả năng tích cả đống cầu để thổi bay kẻ địch chỉ với một pha chiêu cuối!

Syndra trong tay Faker quá khủng khiếp!

Olaf-Final-Portrait

Olaf là vị tướng đi rừng mới nổi ngay từ khi các cao thủ dùng tại Chung Kết Thế Giới, và cũng khá bất ngờ khi hắn ta đã trở thành vị tướng đi rừng được xuất hiện nhiều nhất (Nidalee vì bị cấm nhiều nên đương nhiên sẽ không xuất hiện nhiều bằng Olaf).

Điểm mạnh của vị tướng này là cực kì trâu bò trong khi lượng sát thương vẫn giữ ở mức ổn, và nếu kết hợp thêm với phép Tốc Hành thì hắn ta có thể lao vào giữa đội hình địch như một vị thần!

Sức mạnh của Olaf là không thể bàn cãi

Karma-Final-Portrait

Karma đã trở thành một hiện tượng của mùa giải 6 khi trở lại Đấu Trường Công Lí một cách mạnh mẽ từ đầu mùa giải. Mặc dù cô nàng này bị giảm sức mạnh đôi chút ở bản 6.15 nhưng như thế vẫn chưa đủ để Karma phải biến mất, mà thay vào đó cô nàng vẫn được lựa chọn khá nhiều ở vị trí Hỗ Trợ tại Chung Kết Thế Giới!

Karma-Classic-690x388

Karma cực mạnh ở khả năng cấu rỉa và tạo giáp cho cả đội

Jhin-Final-Portrait

Dù chỉ mới xuất hiện trong mùa 6 nhưng Jhin nhanh chóng chiếm được nhiều sự để ý của người chơi chuyên nghiệp. Với tầm sử dụng kĩ năng xa và lượng sát thương khủng khiếp, hắn ta có thể phù hợp với những đội hình không cần bảo vệ Xạ Thủ nhiều.

Thậm chí có nhiều giao tranh Jhin còn chẳng bắn thường một phát nào mà chỉ đứng ngoài dùng Nét Vẽ Chết Chóc (W)Sân Khấu Tử Thần (R) là cũng đã giúp cả đội thắng giao tranh rồi! Thậm chí Jhin cũng bị giảm sức mạnh ngay trước Chung Kết Thế Giới nhưng hắn ta vẫn rất phù hợp với meta hiện tại.

Jhin vẫn là một Xạ Thủ quá sức bá đạo

Hướng dẫn chơi Ivern – vị tướng có cách đi rừng “độc nhất vô nhị”

Như các bạn đã biết, sau một thời gian thử nghiệm Ivern ở vị trí tướng Hỗ Trợ và không đạt được hiệu quả cao thì nhiều người đã bắt đầu sử dụng Ivern ở vị trí Đi Rừng với lối lên đồ sức mạnh phép thuật và đạt kết quả rất khả quan. Chưa kể, trong ngày hôm qua, Ivern cũng đã lần đầu tiên xuất hiện tại một giải đấu chuyên nghiệp. Cùng đi vào nghiên cứu kĩ hơn lối chơi của vị tướng mới này nhé!

divider-crest

Ngọc bổ trợ

ivern-1

  • Ngọc tím: 2 viên tốc độ đánh và 1 viên sức mạnh phép thuật
  • Ngọc đỏ: 9 viên xuyên kháng phép
  • Ngọc vàng: 9 viên giáp
  • Ngọc xanh: 6 viên giảm hồi chiêu theo cấp và 3 viên kháng phép ở cấp 18

Đừng quá quan tâm đến việc cầm ngọc gì để đi rừng với Ivern tốt, bởi hắn ta đâu có đánh nhau với quái rừng! Hãy lựa chọn những viên ngọc để có khả năng tấn công tướng trong những pha đi gank tốt nhất. Mặc dù Ivern sẽ lên đồ theo kiểu Pháp Sư nhưng nên nhớ hắn ta cũng có khả năng đánh tay khá tốt nhờ vào nội tại đứng trong bụi của mình, vì vậy hãy cầm thêm 2 viên ngọc tím tăng tốc độ đánh nhé!

Bảng bổ trợ

ivern-2

Cầm then chốt Strength_of_the_Ages_mastery_2016  Chiến Đấu Lão Luyện sẽ giúp Ivern trâu bò hơn rất nhiều và cũng phù hợp cho việc hồi phục một chút máu bù cho việc hắn ta phải sử dụng nội tại để ăn quái rừng. Điểm Perseverance_mastery_s4 Bền Bỉ cũng sẽ là một phần quan trọng giúp Ivern trụ được lâu hơn trong khu rừng, nhưng vì không lấy điểm Summoner's_Insight_mastery_s4 Sáng Suốt nên phép Trừng Phạt cũng sẽ không được hồi nhanh hơn như những vị tướng dùng bảng Chiến Đấu Lão Luyện bình thường.

Phép bổ trợ

Không có gì đặc biệt ở phần này hết, vẫn là Toc bien 24 Tốc Biến và Trung phat Trừng Phạt như thường thôi!

Tăng kĩ năng

ivern-3

Rễ Rắc Rối (Q) là kĩ năng gây sát thương chính của Ivern nên đương nhiên sẽ phải nâng tối đa đầu tiên, và đồng thời thì khả năng trói chân kẻ địch của nó cũng được tăng lên nữa. Tiếp đó đương nhiên sẽ nâng vào kĩ năng tạo giáp Hạt Hư Hỏng (E), và bên cạnh đó nó cũng có khả năng gây sát thương khá mạnh khi tỉ lệ với 80% sức mạnh phép thuật của Ivern. Còn đương nhiên Kiến Tạo Bụi (W) sẽ chỉ cần nâng một lần ở trước cấp độ 6, bởi nâng nó lên thêm thì cũng chỉ giảm thời gian sạc điểm và tăng thêm một chút xíu sát thương trên đòn đánh.

Trang bị

than vong Phù Phép Thần Vọng theo dạng Dao Săn Bắt: Cũng giống như khá nhiều vị tướng đi rừng theo thiên hướng sức mạnh phép thuật, Ivern nên lựa chọn Phù Phép Thần Vọng kết hợp với Dao Săn Bắt để phát huy tối đa sức mạnh của mình. Nên nhớ là Ivern rất cần kiểm soát tầm nhìn để tránh bị cướp những bãi quái rừng đã đánh dấu nội tại.

Truong truong sinh Trượng Trường Sinh: Ivern rất cần máu và năng lượng để có thể “thả tự do” cho những bãi quái rừng, vì vậy Trượng Trường Sinh là trang bị bắt buộc phải có. Thậm chí nếu chơi kiểu phá cách thì có thể lên trang bị này trước cả Phù Phép Thần Vọng nhé!

dai-lung-hextech Đai Lưng Hextech: Sau khi Q trúng kẻ địch thì tự dùng E cho bản thân và sau đó đu vào kẻ địch cộng với bật thêm Đai Lưng Hextech để dồn sát thương, đó sẽ là combo chủ yếu của Ivern đấy. Trang bị này sẽ cần lên thứ 3 để phát huy được hiệu quả sớm.

giay Ionia Giày Khai Sáng Ionia: Ivern rất cần giảm thời gian hồi chiêu để vị tướng này có thể gây sát thương nhiều nhất có thể, và Giày Khai Sáng Ionia đáp ứng được điều đó.

rylais-crystal-scepter Trượng Pha Lê Rylai: Lối chơi của Daisy cần phải thả diều kẻ địch khá nhiều, vì vậy Trượng Pha Lê Rylai sẽ là sự lựa chọn hữu hiệu. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng những đòn đánh thường của Daisy sẽ không có làm chậm đâu nhé!

giap thien than Giáp Thiên Thần: Đây sẽ là trang bị bổ sung hoàn hảo cho lối chơi của Ivern, khiến hắn ta không cần phải lo nghĩ gì mỗi khi bấm vào mục tiêu đang bị trói bởi Rễ Rắc Rối.

Lối chơi

  • Cướp bóc rừng vào đầu trận

Cách khởi đầu thông dụng nhất của Ivern là đánh dấu bùa xanh rừng nhà, sau đó di chuyển sang bên rừng địch và đánh dấu cộng với Trừng Phạt để cướp luôn bùa đỏ của kẻ địch. Ngay sau khi sở hữu xong bùa đỏ, Ivern vẫn sẽ đầy nguyên máu và có thể đảo ra gank bất kì đường nào phù hợp hoặc trở về rừng nhà ăn bãi bùa xanh đã đánh dấu. Và sau đó Ivern lại hồi lại phép Trừng Phạt và đơn giản quay ra bùa đỏ của rừng mình để tiếp tục sở hữu bùa lợi này.

Video này khá dài, nhưng bạn cũng chỉ cần xem cách di chuyển đầu trận của người chơi này là được

  • Ra đường hỗ trợ đồng đội từ sớm

Nhờ khả năng ăn rừng vượt trội của mình mà Ivern luôn có thể tham gia hỗ trợ đồng đội với một đống bùa lợi trên người và năng lượng, máu thì luôn đầy ắp. Ivern sẽ có thể gây sức ép cực mạnh trên các đường ngay từ đầu trận đấu, vậy nên hãy tận dụng lợi thế đó để đàn áp kẻ địch nhé!

Ivern_Splash_0

Điểm mạnh và yếu

  • Chia sẻ được bùa lợi xanh/ đỏ được với đồng đội từ sớm

Sức mạnh của Ivern trong việc cướp bóc rừng có lẽ chúng ta cũng không cần nhắc lại thêm nữa nhé! Và khả năng đi rừng độc đáo của Ivern còn được thể hiện ở việc vừa có bùa lợi xanh/đỏ cho bản thân và cả đồng đội vẫn nhận được nó. Hãy để ý gọi đồng đội vào nhận những bùa lợi cực hữu dụng này ngay từ khi bạn đạt cấp độ 5, và họ sẽ có thể cùng bạn áp đảo ở mọi đường.

Với Ivern thì đồng đội có thể ra nhặt bùa bất cứ lúc nào, khá là tiện dụng phải không!

  • Khó làm quen với những người sử dụng lần đầu

Những ai không biết về cơ chế đi rừng của Ivern sẽ cảm thấy rất bối rối khi sử dụng vị tướng này. Đấy là chưa kể bộ kĩ năng của Ivern rất khó dùng nữa, cả hai kĩ năng khống chế là Rễ Rắc Rối và hất tung đến từ đệ tử Daisy đều không dễ dàng gì để sử dụng được hiệu quả. Hạt Hư Hỏng có khả năng bảo vệ đồng đội cực khó chịu, nhưng việc dùng nó cho ai trong giao tranh cũng khá là khó để nghĩ đấy!

Daisy có sức mạnh còn vượt trội hơn cả gấu Tibbers đấy

jb-intro-divider-2

Đây là một vị tướng khá mạnh, nhưng vì lối chơi còn hơi quá mới mẻ nên không nhiều người sử dụng. Hãy thử một lần sử dụng Ivern đi, bạn sẽ bị ấn tượng với lối đi rừng thú vị của hắn ta đấy!

Mordekaiser đang là một trong những tướng “sở hữu” nhiều lỗi nhất trong Liên Minh Huyền Thoại!

Các vị tướng, hoặc những nội dung trong trò chơi luôn được những Rioter kiểm soát và theo dõi liên tục. Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc là không có lỗi nào trong đó. Hãy cùng đi tìm hiểu một vài lỗi mà Mordekaiser vẫn đang gặp phải tính tới thời điểm hiện tai nhé.

mordekaiser_tribute_by_glad0sisaspy-d5cs0bv

MordekaiserQ Chùy Bay

  • Kĩ năng này sau khi sử dụng cùng Giáp Kim Loại có thể không gây thêm sát thương cộng thêm.

  • Khi lượng máu của lính ít hơn lượng sát thương của kĩ năng này, lượng sát thương vật lý sẽ không được cộng thêm trong kĩ năng.
  • Khi đang trong quá trình kích hoạt Chùy Bay thì nếu bạn kích hoạt Rìu Đại Mãng Xà thì đòn đánh sẽ không được hồi lại ngay lập tức. Còn khi bạn có Dao Điện Statikk tích đủ điểm thì chỉ cần kích hoạt Chùy Bay mà không cần đánh thì vẫn gây sát thương từ dao điện.

MordekaiserW Giáp Kim Loại

  • Nội tại của kĩ năng này không có trong Vực Gió Hú.

morde

  • Không thể dùng lên bóng của Ngộ Không.

  • Có thể dùng được lên Cổng Gia Tốc của Jayce và gây được sát thương.

MordekaiserR Bắt Hồn

  • Có nội tại trong Vực Gió Hú nhưng bản đồ này lại không có Rồng!!

morde1

  • Khi sử dụng kĩ năng này lên mục tiêu, mục tiêu sẽ bị hiệu ứng của Trượng Pha Lê Rylai và sau khi Mordekaiser chết sẽ mất đi hiệu ứng đó. Nhưng vài giây sau hiệu ứng lại có trở lại!!

  • Một số trường hợp Hồn bắt được không có ngọc, bảng bổ trợ và điểm then chốt.

  • Hồn của Mordekaiser không gây sát thương chuẩn lên sứ giả khe nứt, không kích hoạt Dao Điện, Đại Bác Liên Thanh hay Mảnh Vỡ Kircheis

  • Vàng mà Hồn nhận được từ điểm bổ trợ Đạo Tặc sẽ không được chia sẻ cho Mordekaiser.

  • Hồn ma của Aatrox có thể tự chuyển đổi Khát Máu/Nợ Máu.

  • Hồn ma của Vayne có thể kích hoạt Mũi Tên Bạc, còn hồn ma của Kled lại không kích hoạt Khuynh Hướng Bạo Lực.

Và rất nhiều lỗi nhỏ khác. Hy vọng Riot sẽ phát hiện ra và có những chỉnh sửa kịp thời Mordekaiser.

Những điều bạn cần biết để nâng cao khả năng chơi Xạ Thủ – #1

Giới thiệu

Trước khi đến với bài viết về xạ thủ lần này, chúng ta sẽ cùng nhau nói qua vài vấn đề trước nhé. Có một quan điểm được nhiều người tin là đúng cho rằng kỹ năng cá nhân và số thao tác bạn có thể thực hiện được trong một phút (Actions per minute) là những điều cần phải có khi bạn học chơi xạ thủ. Thực tế, điều này lại hoàn toàn không đúng. Và chính xác thì, có hai điều mà bạn nên chú trọng quan tâm hơn khi chơi ở vị trí này, đó chính là khả năng ra quyết định nhanh chóng và khả năng đánh giá tình huống.

Bây giờ thì hãy cùng xem tại sao lại như vậy nhé.

  • KHẢ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH NHANH CHÓNG

Về phẩm chất này, tôi cho rằng nó cần thiết cho mọi vị trí, và đối với xạ thủ thì nó càng là phẩm chất bắt buộc. Chơi xạ thủ cũng giống như các vị trí khác, đều phải cân bằng giữa mọi thứ, tức là bạn phải chấp nhận được này thì mất kia. Do đặc điểm của mình, các xạ thủ sẽ thường xuyên (nếu không muốn nói là luôn luôn) phải tập trung hướng đến sát thương mỗi giây, và vì thế họ sẽ cần lên trang bị để gia tăng sức mạnh này.

Điều đấy có ý nghĩa gì? Đó là các xạ thủ sẽ luôn phải ở trong tình trạng thấp máu, và chỉ một chút sơ hở thôi là sẽ lên bảng đếm số mọi lúc. Một lỗi cá nhân có thể là lý do khiến bạn bị hạ gục, tất nhiên rồi, nhưng lý do chính khiến bạn xử lý lỗi hầu hết sẽ đến từ sự bồn chồn, lo lắng, hoang mang rằng mình có thể bị hạ gục bất cứ lúc nào và thậm chí là gộp cả mọi thứ đó lại.

theadcarry

Điều này cũng giống như một phản ứng sinh học vậy, những người chơi bị đe dọa đến tính mạng thường xuyên sẽ có xu hướng phải ra quyết định một cách nhanh chóng nếu muốn sống sót. Như đã nêu trên, xạ thủ là vị trí rất hay gặp phải trường hợp như vậy, kế đến là đường giữa. Điều này có nghĩa là một người điềm tĩnh, có óc phán đoán tốt để đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát sẽ luôn luôn là một người chơi xạ thủ tốt.

  • KHẢ NĂNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG

Một người chơi xạ thủ lão luyện sẽ buộc phải nhận biết được rằng mỗi hành động được đưa ra sẽ đem lại lợi ích ra sao. Những thứ đơn giản như ăn một đợt lính để kiếm thêm tiền thì chắc ai cũng biết, nhưng điều đó sẽ khác biệt hoàn toàn nếu như người đi rừng của một bên bị hạ gục. Mỗi một hành động mà người chơi xạ thủ thực hiện trong giai đoạn đầu trận sẽ xoay quanh việc kiếm thêm vàng nhằm lên được những trang bị cần thiết cho giai đoạn về sau của trận đấu. Để bù lại cho việc thường xuyên phải đối mặt với việc sống dở chết dở, họ là những người có khả năng gây ra lượng sát thương đầu ra về lâu dài nhiều nhất trong trận đấu.

Một xạ thủ không thể đánh giá tình huống một cách chính xác sẽ không thể đưa ra những quyết định hợp lý và dần dần sẽ bị đối phương dắt mũi, điều này cũng giống như người hỗ trợ lại toàn cắm mắt bừa bãi, hay là một người chống chịu cho đội lại cứ lên đồ sát thương vậy. Đó chính là lý do mà lee-sin Lee Sin nói  “Master yourself, master the enemy” (Làm chủ được bản thân, làm chủ được cả đối thủ) đấy. Đầu tiên bạn cần phải hiểu thấu đáo được rằng điều gì là tốt nhất về lâu dài trong trận đấu mình đang chơi, nên xây dựng phong cách xạ thủ là trung tâm của đội hình, là nguồn sát thương trực tiếp, hay gián tiếp.

Điểm mạnh của các xạ thủ

Xạ thủ có những lợi thế khác biệt so với các vai trò hay vị trí khác. Về bản chất, xạ thủ là những vị tướng có tầm đánh xa, cho phép họ về mặt lý thuyết có thể gây sát thương lên kẻ địch liên tục ở một khoảng cách an toàn. Vì lí do đó, bạn sẽ thấy xạ thủ chủ yếu lên những trang bị gia tăng sát thương. Tuy vậy, đời không như là mơ, những đấu sĩ, sát thủ, hỗ trợ, pháp sư hay thậm chí là các xạ thủ đối phương vẫn có cách để biến lợi thế tầm xa của bạn trở thành vô tác dụng chỉ với một thứ: kỹ năng áp sát. Lượng kỹ năng áp sát có trong trò chơi đã khiến cho người chơi xạ thủ phải tính toán nhiều hơn nữa để có thể tận dụng được lợi thế tầm xa mà mình có.

lol-adc-basic-guide-on-boosteria

Một khi đã hiểu được lợi thế vốn có của các xạ thủ, ta có thể tìm ra cách để phát huy lợi thế này một cách tốt nhất. Mọi quyết định được đưa ra nên được cân nhắc trước sẽ có tác động như thế nào, có khi nào lại gây ra tác hại gì không. Ví dụ, một xạ thủ đang cân nhắc nên tấn công tướng chống chịu của đối phương là sejuaniIcon Sejuani hay một vị tướng mỏng manh hơn là gragas Gragas. Một cú đánh thường sẽ gây ra lượng sát thương lớn đến máu của đối thủ. Và bạn lúc này sẽ phải cân nhắc những khả năng có thể xảy ra được để quyết định là nên tấn công ai. Giả sử bạn tấn công Gragas, lượng sát thương là rất lớn, những bạn sẽ có nguy cơ nhận lại một cú Thùng Rượu Nổ và nằm xuống ngay lập tức, nhưng nếu đánh lên tướng chống chịu thì lượng sát thương sẽ không được bao nhiêu. Liệu phần thưởng nhận lại có đáng chấp nhận rủi ro hay không? Cũng còn tùy.

Mục đích của đòn đánh là gì? Có phải là để câu kéo đối thủ vào bẫy không? Nếu vậy thì tôi nghĩ rủi ro này đáng để thử đấy. Nhưng lúc này tất cả cũng phụ thuộc vào đồng minh của bạn và đối phương cũng như vị trí mà họ đang đứng nữa. Vì thế nên bạn cần nhớ luôn điều sau: Một xạ thủ phải luôn luôn đề phòng và nắm bắt được vị trí đồng minh của mình và cả đối phương.

Đầu trận: Chuẩn bị tinh thần

Giai đoạn đầu trận là thời kỳ mà các xạ thủ thường còn khá yếu. Lúc này tình kinh tế khá yếu kém và thiếu thốn, nên các người chơi đã quyết định tạo nên một vị trí không ăn lính kiếm vàng mà thay vào đó là hỗ trợ cho những người xạ thủ yếu đuối. Hãy nhớ rằng, những người “hỗ trợ” có thể vì không được ăn lính nên đôi khi hơi hoạt bát quá đà và dễ làm nhiều thứ khiến bạn chạnh lòng, nhưng dù sao đi nữa hãy đối xử với họ thật tử tế nhé. Và hãy cố gắng nhẫn nại, kiếm càng nhiều vàng càng tốt. Và rồi bạn sẽ thiêu trụi cả thế giới nhờ những đồng tiền lấp lánh mà mình chắt chiu được trong giai đoạn đầu trận này.

Về cơ bản, có và nguyên tắc bất di bất bất cho các xạ thủ khi đi đường

1. Lên cấp độ 2 trước là bạn đã có cả đống lợi thế đấy, không đùa đâu

Rất nhiều các streamer, người chơi kì cựu, cao thủ, hay cả những người chơi bình thường đã trải qua điều này nên chắc sẽ hiểu rồi. Ở giai đoạn cấp 1 này, đẩy đường thật nhanh bằng kỹ năng và tấn công lính liên tục là một chiến thuật rất tốt. Nếu bạn lên cấp độ 2 trước đối thủ, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn. Trong đó bao gồm: Ép góc đối phương, đẩy đường mạnh bạo hơn, hay đi cắm mắt là những lựa chọn khả dĩ khi bạn lên cấp trước.

Lên cấp 2 trước đem lại cho bạn rất nhiều lợi thế

Cắm mắt không quan trọng ư? Hãy nhìn vào Chung Kết Thế Giới năm nay đi, bạn sẽ thấy rằng mỗi khi đội xanh đẩy được lính lên cao hơn nhờ việc lên cấp trước, những người hỗ trợ sẽ thoải mái trong việc sang rừng đối phương và cắm mắt ở khu vực Cóc và Bùa Xanh. Với những thông tin nhận được từ việc cắm mắt ở khu vực này, họ sẽ có rất nhiều lợi thế trong những pha thi đấu tiếp theo. Tất cả đều đơn giản đến từ việc đẩy đường.

Tuy vậy, đôi khi đẩy lính cũng chưa chắc đã là ý hay, bởi bạn có thể bị đe dọa khi làm việc này. Vì thế, tùy theo tình hình cũng như xem xét cặp đôi đi đường với mình là ai rồi bạn mới nên quyết định. Ví dụ nếu như bạn cứ tì tì đánh lính để đẩy đường với Twitch khi đi đường sẽ gần như đồng nghĩa với chết chắc nếu như bạn gặp phải Lucian Lucian và Leona_Square_0 Leona cấp độ 2. Bạn không thể đọ khả năng đẩy đường với họ đâu, bên cạnh đó chỉ cần Leona chạm được vào người thôi là bạn có thể lên bảng đếm số trong nháy mắt rồi. Vì vậy hãy cân nhắc tình hình trước khi quyết định làm gì nhé.

2. Mất vài chỉ số lính cũng không có nghĩa là đi tong trận đấu đâu, nhưng mất một mạng thì có thể là đi tong cả đường dưới đấy 

Xét về lượng tiền thì, đợt lính đầu có giá trị là 118.33 vàng.

Còn mạng chiến công đầu sẽ có giá trị là 400 vàng.

Hãy nhìn thử bài toán này đi. Chắc bạn cũng thấy là vì vài chỉ số lính mà bỏ mạng trên đường là không đáng thế nào rồi chứ. Tất nhiên cũng đừng vì vậy mà chỉ chăm chăm ăn mạng đối thủ, không quan tâm đến chỉ số lính nhé.

3. Chơi cùng người hỗ trợ, chứ không phải chống lại họ

Nếu như các bạn gặp rắc rối trong việc hợp tác với nhau, và tình hình thì đang có vẻ bi quan, hãy cố gắng nói với người hỗ trợ của mình rằng đây là thời điểm không nên giao tranh với đối phương dưới mọi hình thức. Nhưng nên nói ngắn gọn thôi. Một vài cái ping hay một từ đơn giản là đủ để họ hiểu rồi, nói nhiều quá thì bạn lại tự làm mình mất thời gian đấy, đôi khi còn làm nảy ra một cuộc tranh cãi không đáng.

Cách duy nhất để hai bạn có thể cùng sống sót qua giai đoạn đi đường đó chính là phải hợp tác với nhau, dù ít dù nhiều. Hãy nhớ kỹ điều này nhé. Và tất nhiên, đừng bị cuốn theo người chơi kia một cách mù quáng và cũng đừng giao tranh một cách mù quáng.

4. Luôn cẩn trọng, tính toán phép bổ trợ của đối phương

Mọi thứ ảnh hưởng tới giai đoạn đi đường của bạn đều cần phải được quan tâm. Giả sử là bạn đi đường với Vayne Vayne cầm flash Tốc Biến và Exhaust Kiệt Sức thì tốt nhất đừng có dại gì mà lao vào 1 đấu 1 nhé (Gosu từng sử dụng phép bổ trợ như vậy đấy). May mắn thay, Hồi Máu mới là phép bổ trợ được sử dụng chủ yếu trong meta hiện tại nên cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu như đội bạn có renekton RenektonMalzahar_Square_0 Malzahar và cùng mang theo teleport Dịch Chuyển, thì hãy cố mà giữ đường của bạn thấp một chút khi họ vẫn còn phép bổ trợ này, bằng không bạn sẽ bị “hỏi thăm” bất cứ lúc nào đấy.

5. Nếu đối phương đang dẫn trước, hãy chơi thận trọng

Bị dẫn trước có thể là từ rất nhiều lý do, nhưng về cơ bản là bên dẫn trước sẽ có lợi thế hơn trước các mục tiêu quan trọng cũng như trong việc kiểm soát tầm nhìn. Việc bị dẫn trước thường là do bị đối phương “hỏi thăm” khi đi đường, bị băng trụ, hoặc là bị thua trong một pha 2 đấu 2. Tốt nhất là một khi không thể làm gì được thì bạn nên bỏ trụ đi và cố gắng để tập trung chiếm lại một mục tiêu khác, sau đó quay lại đường để tiếp tục kiếm những chỉ số lính sau.

Mà kể nếu như lúc đó bạn có một đội ngũ hỗ trợ gồm đường trên dịch chuyển xuống, người đi rừng và đường giữa cũng đang tiến lại gần thì vẫn hãy cẩn trọng bởi nhìn qua thì có vẻ là đội bạn đang có lợi về lực lượng vậy thôi, nhưng không biết chừng đồng đội của đối thủ cũng đang ở ngay gần đó đấy. Nếu đội bạn tập trung xuống đường dưới để hỗ trợ bạn bảo vệ trụ nhưng rồi bị địch giăng bẫy thì xin chúc mừng, bạn đang đánh mất dần trận đấu này rồi đấy.

yorick divider 2

(Còn tiếp…)

Những chỉnh sửa liên quan đến Cơ Chế Tàng Hình – Kỹ Năng, Tầm Nhìn và Mắt Kiểm Soát

Riot Collin đã dành đôi chút thời gian lên diễn đàn chia sẻ về những thay đổi liên quan tới kỹ năng tàng hình, tầm nhìn cũng như Mắt Kiểm Soát mới.

Cơ Chế Tàng Hình

nhung-chinh-sua-lien-quan-den-co-che-tang-hinh-ky-nang-tam-nhin-va-mat-kiem-soat-01

Mục tiêu/Vấn đề gặp phải

Sau khi phân tích xong tầm nhìn tiền mùa giải, chúng tôi đã nghĩ ra một vài dự án liên quan tới tầm nhìn có giá trị cao. Đội ngũ đã quyết định sẽ mạnh tay với cơ chế Tàng Hình không chỉ vì chúng có quan hệ mật thiết với các Thích Khách, mà bởi vì đã lâu nay hệ thống này luôn là cái nhọt trong trò chơi. Chúng tôi đã tìm ra 2 vấn đề liên quan đến hệ thống của các kỹ năng tàng hình trong Liên Minh:

Khắc chế quá cứng và không công bằng

Cách để đáp trả một kẻ tàng hình là Mắt Tím, và điều này gây ra khá nhiều hệ lụy:

1. Mắt Tím loại bỏ hoàn toàn tính hiệu quả khi đang trong trạng thái tàng hình vì chúng khiến bạn hiện hình và có thể bị chọn làm mục tiêu

Nói ngắn gọn, chúng là khắc chế cứng. Khi áp dụng 2 điều trên với việc có hiệu lực ngay lập tức, sức mạnh của các kĩ năng tàng hình và độ thỏa mãn của chúng đều đều bị thiệt hại đáng kể. Ví dụ như Bom Khói, một kĩ năng khiến Akali có một khoảng thời gian nghỉ ngơi, trở nên không đáng tin và thiếu an toàn.

Akali gặp Mắt Tím là tắc tử

Sự khắc chế này cũng tạo ra một vấn đề khác trong việc cân bằng tướng. Cắm Mắt Tím ngay giữa giao tranh không phải là điều phần lớn người chơi thực hiện, tuy nhiên đối với những người kĩ năng cao thì lại khác. Điều này khiến các tướng tàng hình thường mạnh ở các bậc xếp hạng thấp và trung nhưng lại què quặt tại các mức cao hơn. Và chúng đưa chúng tôi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu khả năng tàng hình không phải là điều đáng tin nhất với một vị tướng “tàng hình” thì chúng tôi phải tăng sức mạnh cho họ ở các kĩ năng khác. Tại bậc xếp hạng cao thì không thành vấn đề, tuy nhiên với đa số người chơi (tức là bậc xếp hạng trung trở xuống) thì các tướng tàng hình lại quá mạnh do vừa có tàng hình mà bộ kĩ năng cũng rất ghê gớm.

2. Mắt Tím chiếm một vị trí trong 6 món đồ bạn có thể mang

Mỗi khi một vị tướng tàng hình được chọn, thông thường người chơi đối phương sẽ phải giữ mắt tím trong người để khắc chế. Chúng tôi không nghĩ việc các tướng tàng hình có thể áp đặt rào cản tài chính lên đối phương như vậy là hợp lý. Có nghĩa là đội bạn phải bỏ tiền bạc và vị trí trang bị của mình cho những lợi thế chiến thuật tạm thời, thay vì đầu tư cho sức mạnh vĩnh viễn của tướng. Còn những kẻ tàng hình kia, đương nhiên là họ sẽ chỉ đầu tư cho sức mạnh vĩnh viễn mà thôi.

Tàng Hình nhìn chung rất khó để cắt nghĩa

Mỗi kĩ năng tàng hình đều có hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng đặc biệt và chú thích khác nhau. Việc không cùng ngôn ngữ này khiến người chơi gặp nhiều khó khăn trong việc nhanh chóng nhận biết cũng như nắm được những yếu tố cơ bản. Điều này gây nhiều ức chế cho người chơi, làm chậm hơn việc công nhận tàng hình cũng như các cách khắc chế (Mắt Tím, Máy Quét…)

fire_divider_by_l_ycoris_of_hell-d82btzw

Các thay đổi về Tàng Hình

Từ khóa và thống nhất hình ảnh

Về cơ bản Tàng Hình chia làm 2 loại dựa theo mục đích sử dụng: Chiến Lược (Evelynn) và Chiến Thuật (Akali). Chúng tôi đã tạo ra 2 từ khóa để có thể giới thiệu cách khắc chế phù hợp cho mỗi loại cũng như tăng tính minh bạch.

Tàng Hình – Ngụy Trang: Về bản chất thì loại tàng hình này nặng về tính chiến lược, nó giúp bạn ẩn vị trí trên bản đồ, nhưng không đáng tin trong giao tranh. Bạn sẽ phải hiện hình khi ở gần trụ, tướng địch hoặc Mắt Kiểm Soát.

Tàng Hình – Vô Hình: Về bản chất thì loại tàng hình này nặg về tính chiến thuật. Nó giúp bạn dễ dàng để vận hành cũng như giảm sát thương sẽ phải nhận trong giao tranh. Bạn vẫn sẽ bị hiện hình khi gần trụ bởi nơi đây là điểm an toàn để các vị tướng rút lui khi gặp nguy hiểm.

Ngoài những từ khóa mới này ra chúng tôi cũng giới thiệu những hiệu ứng hình ảnh chung khi bắt đầu cũng như khi kết thúc trạng thái tàng hình. Chúng sẽ tăng tính rõ ràng khi bạn phải đối mặt với các đơn vị tàng hình.

Khắc chế mềm đối với Tàng Hình

Để tránh vấn nạn khắc chế cứng ở trên, chúng tôi sẽ cho ra mắt một phương án “khắc chế mềm” mà bất kì vị tướng nào cũng có thể tận dụng. Nếu bạn gây sát thương lên một vị tướng trong trạng thái tàng hình, bạn sẽ nhìn thấy chút hình ảnh tại vị trí đó, khiến bạn có thể dự đoán/theo dõi kẻ địch tàng hình mà không hoàn toàn vô hiệu hóa sức mạnh của các kĩ năng đó.

Kỹ năng khắc chế tàng hình của tướng

Hiện nay đang có một số kĩ năng có thể làm hiện các đơn vị tàng hình. Điều này nhìn chung sẽ tăng các màn khắc chế thú vị giữa các tướng. Dù vậy, mức độ đáng tin khác nhau giữa các kĩ năng lại là một vấn đề lớn. Ví dụ như chiêu Q của Leesin có thể dễ dàng bị khắc chế, tuy nhiên chiêu E lại đáng tin hơn rất nhiều và có thể vô hiệu hóa năng lực tàng hình của đối thủ. Chúng tôi muốn theo dõi thêm một thời gian nữa xem thế giới Tàng Hình sẽ bị đảo lộn như thế nào trước khi quyết định sẽ làm gì với những kĩ năng trên, tuy nhiên đội ngũ sẽ theo dõi chúng rất sát sao.

Thay thế Mắt Tím bằng Mắt Kiểm Soát

Chúng tôi đang loại bỏ việc cắm mắt là khắc chế cứng của tàng hình. Mắt Kiểm Soát sẽ không làm hiện các đơn vị Vô Hình tuy nhiên vẫn sẽ làm hiện hình các vị tướng Ngụy Trang. Vì chúng tôi nghĩ như vậy là công bằng để tránh gặp trường hợp các ngài ngụy trang xung quanh mắt của đối phương.

jb-intro-divider-2

Mắt Kiểm Soát và Tầm Nhìn

Ở tiền mùa giải năm nay, chúng tôi hướng đến những cách khác nhau mà người chơi có thể loại bỏ tầm nhìn:

  • Máy Quét: Sử dụng để hóa giải tầm nhìn đã có sẵn
  • Mắt Tím: Sử dụng để hóa giải tầm nhìn đã có sẵn và cung cấp tầm nhìn cho tương lai

Một khoảng trống trong tầm nhìn mà 2 điều trên chưa có là việc liệu bạn có thể cắm một con mắt để bảo vệ tầm nhìn được không? Đó chính là niềm cảm hứng để sáng chế ra Mắt Kiểm Soát.

Mắt Kiểm Soát không chỉ làm hiện mắt và bẫy lân cận, mà còn vô hiệu hóa chúng để tạo một khoảng an toàn cho bạn. Chúng tôi gọi hiệu ứng này là “Làm Nghẽn” một con mắt. Khi Mắt Kiểm Soát làm nghẽn một thứ gì đó, nó sẽ tự hiển thị trong “fog of war” (thông thường khi bạn mất tầm nhìn tại một vùng nào đó thì bạn sẽ thấy vùng đó tối đi và không biết những gì đang diễn ra trong đấy – vùng tối đó gọi là fog of war). Điều này khiến người chơi có thể sớm phát hiện ra tầm nhìn của mình đang bị vô hiệu hóa và có thể phá Mắt Kiểm Soát sớm. Việc ngăn cản tầm nhìn như thế này đã thêm kha khá sức mạnh cho vấn đề loại bỏ tầm nhìn nói chung. Chính vì lí do này, chúng tôi sẽ còn phải cân nhắc về tầm nhìn/khoảng cách làm nghẽn của mắt, máu của mắt cũng như lượng máu hồi phục của mắt…

Ghi chú cuối: Chúng tôi sẽ còn chú ý về độ tối/sáng chung của bản đồ. Đội ngũ biết các bạn có rất nhiều quan ngại về độ sáng khá thấp của bản đồ hiện tại (đặc biệt là thời kì Thích Khách sắp đến). Chúng tôi cũng vậy, tuy nhiên hãy yên tâm, mọi người sẽ quan sát rất kĩ điều này và sẽ chỉnh sửa ngay nếu cần thiết.