Wednesday, July 1, 2015

Hướng dẫn “ăn liền” Bard ở vị trí hỗ trợ

Bard_Splash_WP

Sơ lược về sức mạnh

Ưu điểm

  • Có kỹ năng hồi phục khi đi đường
  • Các kỹ năng cơ động, chiêu cuối có khoảng cách khá xa
  • Phù hơp với nhiều chiến thuật

Nhược điểm

  • Đi nhặt chuông nhiều lúc sẽ khiến cho Xạ thủ của bạn bị gặp khó khăn
  • Dễ chết nếu quá tập trung vào việc nhặt chuông
  • Kỹ năng khó sử dụng trong nhiều tình huống

Ngọc bổ trợ – Bảng bổ trợ - Phép bổ trợ

Ngọc bổ trợ

ngoc bo tro

  • Ngọc đỏ sử dụng 9 viên giáp
  • Ngọc vàng sử dụng 9 viên máu hoặc máu cộng thẳng (cũng có thể sử dụng ngọc giáp)
  • Ngọc xanh sử dụng 9 viên kháng phép hoặc kháng phép theo cấp (cũng có thể sử dụng ngọc hồi máu theo cấp)
  • Ngọc tím sử dụng 3 viên giáp

Bảng bổ trợ

bard bang bo tro

Phép bổ trợ

Toc bien và Thieu dot 48 là phép bổ trợ có thể sử dụng, bởi Bard không hề có nhiều kỹ năng gây sát thương mạnh. Ngoài ra nếu gặp những kẻ địch khó chơi thì bạn có thể thay thiêu đốt bằng Kiet suc 24

 

Cách nâng kỹ năng

bard ky năng

Kỹ năng Mắt xích không gian (Q) là kỹ năng gây sát thương cũng như hiệu ứng khống chế chính của Bard. Kỹ năng Điện an lạc (W) sẽ giúp Bard tăng 1 chút tốc độ di chuyển và hồi 1 lượng máu khá ổn. Hành trình kì diệu (E) và Thiên mệnh khả biến (R) tăng theo cấp độ.

Trang bị

Giay co dong Bua thang hoa Hom bao ho Mikael Vinh quang chan chinh Day chuyen iron solary Tim bang

Trang bị cơ bản của Bard có thể thay đổi Khien Bang với tim băng. Bùa thăng hoa + Vinh quang chân chính sẽ giúp cho bạn và các đồng đội tiếp cận kẻ thù cực nhanh sau khi bạn Thiên mệnh khả biến (R) trúng 1 mục tiêu nào đó. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Yeu sach cua bang hau thay thế cho Bùa thăng hoa nếu gặp những kẻ địch có xu hướng lao vào, khi đó yêu sách băng hậu sẽ là trang bị phòng thủ tốt hơn là Bùa thăng hoa.  Song sinh ma quai có thể sử dụng để định vị kẻ thù và sử dụng chiêu cuối 1 cách chuẩn xác hơn.

Lối chơi từng giai đoạn

Đầu trận

Khởi đầu với trang bị Dong xu và 3 bình Binh mauBinh nang luong (4 lọ nếu có điểm trong bảng đa dụng). Bard là 1 vị tướng tốt ở cả vị trí hỗ trợ xạ thủ cũng như hỗ trợ đảo đường cung các đồng đội. Hãy đặt tối đa 3 Điện an lạc ở phía sau 1 cách an toàn, khi xạ thủ hoặc bạn bị cấu máu hãy lui về ăn, tránh đói phương phá mất.

Bard là vị tướng cần phải di chuyển lang thang để nhặt chuông, vì vậy nếu bạn muốn di chuyển, thì bạn cần phải để ý đến vị trí hiện tại của xạ thủ. Nếu họ farm 1 cách an toàn hoặc sau khi đẩy lính vào trụ của kẻ địch thì bạn hãy di chuyển để nhặt chuông và cắm mắt vào rừng kẻ địch.

Giữa trận

Đây là giai đoạn mà Bard có thể di chuyển vào hỗ trợ đồng đội tốt nhất. Khi đi nhặt chuông và kỹ năng Điên an lạc (W) sẽ cho bạn lượng tốc độ di chuyển cực kì lớn, khiến bạn có thể đảo đường cực nhanh. Kiểm soát tầm nhìn ở sông và sâu trong rừng kẻ địch, nếu có bị phát hiện thì Bard cũng dễ dàng chạy thoát nhờ chiêu Hàng trình kì diệu (E) cũng như truy đuổi kẻ địch.

Người chơi Bard luôn phải đặt sự an toàn của mình và đồng đội lên hàng đầu, vì vậy những chiêu thức như E và R sẽ ưu tiên để cứu đồng đội trước việc mở giao tranh hay truy đuổi. Vì vậy trong nhiều trường hợp cần phải thật tỉnh táo.

Cuối trận

Lựa chọn Bard với mục đích là sử dụng chiêu cuối (R) để ngăn cách đội hình kẻ địch. Trong giao tranh, bạn cần phải thật tỉnh táo để quyết định xem sử dụng chiêu cuối và tuyến đỡ đòn, tuyến xạ thủ-pháp sư  của kẻ địch, hay sử dụng chiêu cuối để hỗ trợ đồng đội. Đó là quyết định quan trọng mà bạn cần phải đưa ra thật nhanh.

Chiêu cuối của Bard không nhất thiết phải chính xác nhưng có thể sử dụng ép góc kẻ địch

Sát thương của Bard ở cuối trận thực sự không quá mạnh, các tướng đỡ đòn có thể chặn sát thương của bạn dễ dàng. Tuy nhiên thì khả năng làm chậm khá tốt, có thể giúp Bard hỗ trợ các đồng đội rất tốt.

Lời kết

Bard là 1 vị tướng khá khó chơi, không phải về mặt kỹ năng, mà về mặt tư duy. Vì vậy bạn đừng có thất vọng khi nhiều lúc “bóp” đồng đội như này

 

No comments:

Post a Comment