10. Taipei Assassins (TPA) – Giai đoạn: 4/2012 – 1/2013
Đội hình:
- Đường trên: Stanley
- Đi rừng: Lilballz
- Đường giữa: Toyz
- Xạ thủ: Bebe
- Hỗ trợ: Mistake
Thành tích:
- 2012 NVIDIA Game Festival (á quân)
- 2012 GPL Opening Event (vô địch)
- 2012 StarsWar 7 (vô địch)
- 2012 Season 2 TW Regional (vô địch)
- 2012 Season 2 World Championship (vô địch)
- 2012 GPL Season 1 (vô địch)
- 2012 IPL5 (hạng 3)
Trở lại với thời kì đầu của LMHT thì TPA là một trong những cái tên gây được nhiều cảm xúc nhất cho người hâm mộ. Đầu tiên, tại StarsWar 7 diễn ra vào 2012, TPA dù chỉ là đội tuyển khách mời nhưng đã bất ngờ hạ gục World Elite để lên ngôi vô địch. Tất nhiên ở thời điểm đó, WE vẫn chưa có sự phục vụ của ClearLove và Fzzf. Mặc dù vậy, sức mạnh của TPA là không thể coi thường.
Đến với CKTG Mùa 2 ít lâu sau, đại diện số một Đài Loan đã làm tất cả phải sửng sốt khi trở thành đội tuyển số một thế giới, viết nên bản hùng ca về cuộc chiến giữa “David vs Goliath”.
Không màu mè, không khoa trương, TPA đã trình diễn một lối đánh cực kì kỉ luật và nặng tính chiến thuật. Họ là một trong những đội đầu tiên lấy việc kiểm soát các mục tiêu lớn làm trọng, thay vì “lao vào chém giết, phô diễn kĩ năng” như rất nhiều ông lớn khác.
Họ cũng là đội đi tiên phong trong việc vận dụng hoàn hảo chiến thuật đẩy lẻ. Tất cả nhờ vào khả năng kiểm soát bản đồ hoàn hảo và tất nhiên, kĩ năng cá nhân của từng thành viên cũng ở mức lão luyện.
Dù hiện tại TPA đã không còn như ngày xưa nhưng mỗi khi nhắc lại, chắc chắn những fan LMHT lâu năm sẽ không thể quên được những pha “xoáy” của Orianna trong tay Toyz hay Blue Ezreal của Bebe.
9. Oh My God (OMG) – Giai đoạn: 5/2013 – 10/2013
Đội hình:
- Đường trên: Gogoing
- Đi rừng: Lovelin
- Đường giữa: Cool
- Xạ thủ: San
- Hỗ trợ: Pomelo
Thành tích:
- 2013 NVIDIA Game Festival (hạng 4)
- 2013 LPL Spring (vô địch)
- 2013 WVW National Elite Cup (vô địch)
- 2013 StarsWar 8 (vô địch)
- 2013 IEM VIII Shanghai (hạng 3-4)
- 2013 Season 3 CN Regional (á quân)
- 2013 Season 3 World Championship (hạng 5-8)
- 2013 WCG CN Qualifier (vô địch)
Khi OMG bắt đầu được biết đến thì ở Trung Quốc, World Elite đã là một tượng đài bất khả xâm phạm. Lối chơi của WE xoay quanh xạ thủ huyền thoại WeiXiao, kéo dài về cuối trận và nghiền nát đối thủ từng chút một. Thời điểm đó, không một cái tên nào ở Trung Quốc có thể chống cự lại chiến thuật này. Và OMG xuất hiện.
OMG không học theo WE, họ phát triển lối đánh riêng với phong cách cực kì bắt mắt và hào nhoáng. Liên tục là những pha tập trung sớm, ép giao tranh, băng trụ khô máu. Chỉ một thời gian ngắn, OMG đã vươn lên trở thành thế lực số một Trung Quốc.
OMG càn quét tất cả giải đấu mà họ tham dự, từ LPL Mùa Xuân 2013, rồi tới WVW National Elite Cup 2013 và StarsWar 8 2013. Mặc dù vậy, tiếng tăm của OMG vẫn chỉ quanh quẩn ở khu vực mình, chưa lan tỏa tới tầm thế giới.
Thật vậy, bước ra sân chơi số một thế giới, CKTG Mùa 3, OMG bất ngờ có dấu hiệu đi xuống. Đầu tiên là việc họ để thua Royal Club của Uzi tại chung kết vòng loại CKTG khu vực Trung Quốc và để mất vị trí hạt giống số một. Tiếp đến, tại Tứ Kết CKTG, OMG một lần nữa bị Royal đánh bại không thương tiếc và phải sớm chia tay giải đấu. Điểm nhấn duy nhất họ làm được là chiến thắng trước SKT T1 tại vòng bảng (đội duy nhất đánh bại được SKT).
Trong 5 vị trí, chỉ có hỗ trợ là nơi OMG yếu nhất. Từ đường trên, đi rừng, đường giữa cho tới xạ thủ, tất cả đều có kĩ năng cá nhân thuộc dạng “thần thánh” và hiếm khi thua đường. Đội hình này của OMG chắc chắn không phải số một Trung Quốc, nhưng chắc chắn 5 chàng trai này là những cái tên bạn bắt buộc phải xem nếu không muốn bỏ lỡ những pha xử lý ngẫu hứng, thú vị nhất.
8. Edward Gaming I (EDG) – Giai đoạn: 2/2014 – 12/2014
Đội hình:
- Đường trên: Koro1
- Đi rừng: ClearLove
- Đường giữa: U
Xạ thủ: NaMei - Hỗ trợ: Fzzf
Thành tích:
- 2014 International Esports Tournament (vô địch)
- 2014 LPL Spring (vô địch)
- 2014 IEM Season IX – Shenzhen (á quân)
- 2014 LPL Summer (vô địch)
- 2014 Season 4 CN Regional (vô địch)
- 2014 Season 4 World Championship (hạng 5-8)
- 2014 NVIDIA Game Festival (vô địch)
- 2014 NEST (á quân)
- 2014 National Electronic Sports Open (vô địch)
- 2014 Demacia Cup S2 (vô địch)
Xét về thành tích khu vực, khó có đội nào có thể vượt qua được EDG. Chưa hết Trung Quốc được còn được coi là khu vực khắc nghiệt thứ 2 thế giới, chỉ sau Hàn Quốc. Trong năm 2014, họ không chỉ vô địch cả 2 mùa LPL mà còn đứng đầu 5 giải LAN lớn khác. Bên cạnh đó, EDG cũng lọt vào tới trận chung kết 9 giải đấu offline. Những gì mà tượng đài World Elite đã làm được giai đoạn cuối 2012 – đầu 2013 sẽ chẳng là gì nếu so sánh.
Sở hữu nhiều tài năng trong đội hình nhưng EDG đi lên là nhờ vào những chiến thuật hợp lý, khả năng kiểm soát trận đấu toàn diện chứ không phụ thuộc vào những pha xử lý xuất thần của từng thành viên. Đứng đằng sau 5 chàng trai kể trên là thành viên thứ 6 nhưng không kém phần quan trọng, HLV Aaron, người đã từng dẫn dắt WE.
Mặc dù vậy, như cái dớp chung của tất cả các nhà vô địch Trung Quốc khác, EDG cũng có thành tích khá tệ ở các giải đấu quốc tế. Tại CKTG Mùa 4, họ phải dừng bước ngay từ vòng Tứ Kết trước SHR. Chính vì điểm trừ lớn này nên dù đội hình rất mạnh, rất xuất sắc nhưng Koro1, ClearLove, U, NaMei và Fzzf chỉ có thể đứng ở vị trí thứ 8.
7. Edward Gaming II (EDG) – Giai đoạn: 12/2014 – hiện tại
Đội hình:
- Đường trên: Koro1
- Đi rừng: ClearLove
- Đường giữa: PawN
- Xạ thủ: Deft
- Hỗ trợ: Meiko
Thành tích:
- 014 G-League (vô địch)
- 2015 Demacia Cup Spring (vô địch)
- 2015 LPL Spring (vô địch)
- 2015 Mid Season Invitational (vô địch)
- 2015 Demacia Cup (vô địch)
- 2015 LPL Summer (hạng 4)
So sánh với phiên bản trước đó thì EDG của ngày hôm nay mạnh hơn rất nhiều. Giữ lại 2 cái tên quen thuộc ở đường trên và đi rừng, EDG tuyển thêm hai siêu sao Hàn Quốc Deft và PawN, cùng một người chơi hỗ trợ tiềm năng Meiko. Koro1 từ một quân bài chủ lực, sẵn sàng lùi một bước, đứng sau giúp PawN và Deft tỏa sáng.
ClearLove trước nay vẫn bị chỉ trích vì không chịu dùng tướng chống chịu, thì nay đã sẵn sàng “farm đến chết” chờ về cuối trận. Mặc dù vậy, khi cần thiết thì ClearLove cũng có thể tỏa sáng với những tướng đấu sĩ “ăn thịt” như Lee Sin.
Ở vị trí xạ thủ, về cơ bản thì Deft có lối chơi khá giống người cũ NaMei, nổi tiếng với khả năng bắn cả thế giới về cuối trận. Tuy nhiên thời gian vừa qua, Deft đã cái thiện rất nhiều khả năng đi đường đầu trận, sẵn sàng khô máu khi cần thiết. Deft giờ đây không còn là cậu bé dễ bắt nạt như ngày xưa nữa.
Sự thay đổi lớn nhất ở EDG phải kể đến vị trí đường giữa. Kể từ khi PawN đến, đường giữa của EDG không phải ngán bất cứ đối thủ nào. Xét về khả năng solo đường PawN không số 1 thì cũng phải số 2 thế giới.
Đáng tiếc, phiên bản này của EDG mới đây đã bị LGD đánh bại ở vòng Bán Kết. Nhưng chắc chắn, EDG đang là cái tên nhận được nhiều kì vọng nhất trong việc lật đổ ách thống trị của các đội Hàn Quốc. Chúng ta cùng chờ xem họ có thể làm được gì tại CKTG sắp tới. Liệu họ có thể lặp lại được chiến tích như MSI vừa qua không?
6. Azubu Frost/CJ Entus Frost (AZF/CJF) – Giai đoạn: 6/2012 – 3/2013
Đội hình:
- Đường trên: Shy
- Đi rừng: CloudTemplar
- Đường giữa: RapidStar
- Xạ thủ: Woong
- Hỗ trợ: MadLife
Thành tích:
- 2012 OGN Champions Summer (vô địch)
- 2012 Season 2 World Championship (á quân)
- 2012 OGN Champions Winter (á quân)
- 2013 IEM VII Katowice (hạng 3-4)
- 2013 IEM VII World Championship (á quân)
Cũng như đội chị em của mình Blaze, Frost cũng tỏa sáng không hề kém và ở thời kì đỉnh cao của mình, họ chính là đội tuyển số một Hàn Quốc. Đội hình này của Frost đã 3 lần liên tiếp lọt vào chung kết OGN (vô địch một lần), á quân CKTG Mùa 2. Họ có thể bị đánh bại khi và chỉ khi đối phương bỗng dưng xuất thần, thi đấu với 200% công lực.
Frost là một trong số ít đội tuyển theo trường phái “hỗ trợ gánh team” với ngôi sao sáng nhất, “thánh kéo” MadLife. Từ kiểm soát tầm nhìn, đọc hướng đi của đối phương cho tới dàn xếp giao tranh, MadLife có thể làm tất cả. Đồng đội cứ việc từ đó mà làm theo. Có thể bạn chưa biết, MadLife chính là người nắm trọng trách chính trong việc cấm/chọn của Frost. Nhờ vậy, Frost rất nổi tiếng với những chiến thắng “chọn ẩn” đáng ngưỡng mộ.
Tất nhiên chúng ta không thể bỏ qua thần đồng Shy. Từ một “lính mới tò te”, Shy đã cho thấy những tiến bộ thần tốc của mình, vươn lên tầm đẳng cấp thế giới chỉ sau vài tháng.
Với đội hình này, Frost thừa sức thi đấu ở bất cứ đẳng cấp nào, trước bất cứ đối thủ nào, tuy nhiên, ở những thời khắc quan trọng, họ lại thiếu đi sự may mắn cần thiết.
Frost không giành nhiều danh hiệu nhưng họ xứng đáng là “vị vua nguyên thủy” của Hàn Quốc.
Còn tiếp
Theo Thể thao điện tử
No comments:
Post a Comment