Monday, August 24, 2015

Những “mối thâm thù” tại châu Âu: Quá khứ, hiện tại và tương lai (P.1)

Trong LMHT ngày nay, những cặp đấu nhiều duyên nợ dường như đang mất dần ý nghĩa. Đó có thể bởi các đội không giữ được đội hình qua từng mùa. Đó cũng có thể bởi cộng đồng quá “hung hãn” khiến các game thủ sợ. Nhưng dù có là gì đi chăng nữa, chúng ta vẫn nên cố gắng duy trì và phát triển những cặp đấu như thế này. Có vậy mới hấp dẫn.

Những đối thủ không đội trời chung

doithu_clgvstsm

Counter Logic Gaming và Team SoloMid là 2 cái tên đại diện cho “mối thâm thù” sâu nặng nhất ở Bắc Mỹ và rộng ra là toàn thế giới. Lịch sử đối đầu của hai đội bắt đầu khi Andy “Reginald” Dinh và George “HotshotGG” Georgallidis còn chơi cùng một đội. Nhưng với những bất đồng quan điểm, 2 người đã quyết định đường ai nấy đi, thành lập nên CLG và TSM như chúng ta vẫn biết ngày nay. CLG là đội đầu tiên giành được vinh quang với chức vô địch IEM Cologne 2011, nhưng ít lâu sau, TSM cũng gặt hái thành quả của mình tại PAX Prime 2012. Trong suốt 2 năm 2011 và 2012, hai đội này liên tiếp có những cuộc đối đầu nảy lửa trong các giải đấu do Riot tổ chức.

Năm 2015, những trận đấu giữa TSM và CLG được xem là tâm điểm và nhận được sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Riot tất nhiên cũng giúp nâng tầm cuộc chiến bằng những video phỏng vấn 2 đội trước trận đấu, nơi để các game thủ, quản lý khiêu khích nhau. Điều thú vị nhất trong cuộc cạnh tranh giữa 2 đội này có lẽ là việc HotShotGG và Reginald cược với nhau rằng người thua sẽ phải nhuộm tóc màu hồng và giữ nó trong suốt giải đấu. Việc này đã làm tăng sự cạnh tranh giữa các đội với nhau, đồng thời giúp thu hút được gần 500.000 lượt theo dõi trong suốt mùa giải. Cuộc chiến giữa CLG và TSM là ví dụ điển hình cho việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các đội tại Bắc Mỹ và đây là điều mà Châu Âu đang thèm khát và hướng tới. Nhưng dường như Châu Âu hiện tại không thể đạt được vì lúc này, Fnatic đang tỏ ra hoàn toàn không có đối thủ.

Châu Âu - Quá khứ và hiện tại

Fnatic và Moscow 5/Gambit Gaming là hai cái tên không đội trời chung đầu tiên tại châu Âu. Sau khi lên ngôi vô địch thế giới mùa 1, Fnatic thu hút được một lượng lớn fan hâm mộ tại Châu Âu. Tuy nhiên, mùa 2 lại là thời điểm đánh dấu sự xuống sức của Fnatic. LMHT lúc này đã phát triển trên toàn thế giới và tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc có vô số cái tên mới trỗi dậy.

20130725232751a0djbuo6fgqc1prh

Một trong những đội nổi bật nhất lúc này là Moscow 5 với những cái tên vẫn được nhiều người yêu mến đến cả ngày nay. Đó là  Evgeny “Darien” Mazaev, Danil “Diamondprox” Reshetnikov, Alexey “Alex Ich” Ichetovkin, Evgeny “Genja” Andryushin và Edward “Gosu Pepper” Abgaryan. Ngay từ khi xuất hiện, M5 đã lập tức trở thành một thế lực, thách thức nhiều đội tên tuổi trong các giải đấu lớn như IEM và Dreamhack. Bước tới CKTG mùa 2 với rất nhiều hi vọng, tuy nhiên tất cả những gì M5 làm được là vị trí thứ 3/4 sau khi để thua Tapei Assassins (đội sau đó đã lên ngôi vô địch). Một đội là cựu vương mùa 1, còn một đội được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch mùa 2, cộng đồng rất kì vọng vào những cuộc chiến long trời lở đất giữa Fnatic và M5 (tương tự như CLG và TSM ở Bắc Mĩ).

Người hâm mộ đã không phải thất vọng. Mùa Xuân, Gambit vươn lên dẫn 3 – 1. Nhưng khi bước sang giai đoạn Mùa Hè, Fnatic đã vươn lên và giành chiến thắng trong cả 4 trận đối đầu.

Đến CKTG Mùa 3, hai đội tiếp tục chạm trán nhau ở vòng bảng. Fnatic giành chiến thắng 2 – 0 trước Gambit, tiến thẳng tới vào vòng trong. Gambit giành lấy vị trí thứ 2 sau chiến thắng trước Samsung Galaxy Ozone trong trận tie-break.

Bước vào vòng playoffs thì rất tiếc rằng Gambit bị loại ngay từ vòng Tứ Kết còn Fnatic cũng phải dừng chân sau trận Bán Kết. Người hâm mộ đều hy vọng bước sang năm 2014 thì sự cạnh tranh và đối đầu giữa 2 đội tuyển này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn nữa.

Nhưng rất tiếc, năm 2014 là năm đánh dấu sự sụp đổ của Gambit Gaming. Trong giai đoạn mùa xuân, Gambit chỉ đạt được vị trí thứ 5 với thành tích 14 – 14 và bị loại khỏi vòng playoffs bởi Roccat. Họ sau đó vớt vát lại bằng chiến thắng trong trận phân định hạng 5 – 6 với Copenhagen Wolves. Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn khi người đi đường giữa Alex Ich quyết định rời đi. Chuỗi ngày trượt dốc của GMB tiếp tục kéo dài qua giai đoạn Mùa Hè, những công thần đánh Đông dẹp Bắc ngày nào như Darien và Diamond cũng không còn là chính mình. Gambit kết thúc với thành tích 8 – 20 và một lần nữa đối đầu với Copenhagen Wolves để tranh giành vị trí thứ 7. Rất may mắn, họ đã chiến thắng và kết thúc mùa giải ở vị trí an toàn.

Nhưng tia hy vọng về một Châu Âu cạnh tranh khốc liệt vẫn còn đó. Khi Gambit đã không còn là chính mình thì đã có SK Gaming. Ngoài SK Gaming, chúng ta cũng phải kể đến đội hình toàn sao của Henrik “Froggen” Hansen mang tên Alliance. Họ là đội đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện tại đánh bại được Fnatic trong trận Chung Kết LCS EU. Tất cả đều rất háo hức trông chờ vào cuộc đua tam mã đầy hấp dẫn này.

doithu_fnatic

Với fan thể thao điện tử lâu năm, chắc chắn không ai xa lạ gì với hai tượng đài SK và Fnatic. Trước LMHT, hai ông lớn này đã nổi danh với vô số thành công trong các bộ môn thể thao điện tử khác như Counter Strike, DotA hay Battlefield và hơn thế nữa. Và để khẳng định vị thế của mình, cả Fnatic và SK đều xem mỗi trận là một trận chung kết. Tại thời điểm này, SK đang nắm giữ xạ thủ tốt nhất Châu Âu là Konstantinos “Forg1ven” Tzortziou. Và tất nhiên, Fnatic cũng không phải tay vừa khi đem về được 4 thành viên mới trẻ trung và đầy nhiệt huyết, đặc biệt là Seong “Huni” Hoon Heo. Cả hai đội hội tụ đầy đủ những gì tinh túy nhất để tạo nên cặp đấu “siêu kinh điển châu Âu”. Và cuối cùng, trận đấu mà mọi người mong chờ cuối cùng đã tới vào ngày thi đấu đầu tiên tuần 5 tại LCS Mùa Xuân 2015. Fnatic là đội giành chiến thắng, nhưng mọi thứ vẫn chưa dừng lại.

doithu_skgaming

Bước sang tuần 7, hai đội chạm trán một lần nữa. Khác với trận đấu trước đấy, lần này, SK và Fnatic đang bằng điểm (8-4). Trận đấu sẽ để phân định xem đội nào là ông vua của châu Âu. Rất tuyệt vời, SK đã trả được món nợ với Fnatic.

Với kết quả hòa sau hai lượt trận, hai đội đành phải chờ đợi tới vòng playoff để  phân định thắng thua. Phần lớn cộng đồng đều tin rằng 2 đội này sẽ gặp nhau trong trận chung kết, bởi sau khi kết thúc vòng bảng, SK đứng đầu với thành tích 15 – 3 và Fnatic xếp sau với tỷ số 13-5. Nhưng mọi chuyện đã đi chệch hướng với SK khi họ phải dừng lại ở Bán Kết khi để thua Unicorns of Love, để rồi sau đó tiếp tục bị H2k hạ gục và ngậm ngùi giành vị trí thứ 4 chung cuộc. Về phía Fnatic, họ một lần nữa lên đỉnh châu Âu sau chiến thắng nghẹt thở 3 – 2 trước UoL trong trận chung kết.

(Còn tiếp)

Theo Thể Thao Điện Tử

No comments:

Post a Comment