Kể từ khi xuất hiện, Mưa Kiếm đã trở thành một viên ngọc khá hữu dụng đối với các vị tướng có kỹ năng đi kèm hiệu ứng đòn đánh như Jhin, Master Yi,…Tuy nhiên ta thấy đa phần là nó được ứng dụng đối với các tướng gánh đội. Vậy còn hỗ trợ thì sao? với nội tại ba lần “đá lưỡi” của mình, Tahm Kench đã trở thành ứng cử viên sáng giá cho viên ngọc này. Hãy cùng học cách liếm đối thủ thật điệu nghệ nhé!
Bảng ngọc
- Mưa Kiếm: Với nội tại liếm ba lần của Tahm Kench thì đây là một viên ngọc vô cùng phù hợp với vị tướng này.
- Phát Bắn Đơn Giản: Sử dụng kỹ năng (Q), Tahm Kench có thể dễ dàng tạo hiệu ứng làm chậm lên đối thủ nhằm tận dụng viên ngọc này.
- Mắt Thây Ma: Mỗi khi phá mắt lại mọc ra một con mắt, đối với hỗ trợ thì còn điều gì tuyệt vời hơn nữa!
- Thợ Săn Tàn Nhẫn: Với tốc độ di chuyển có thêm từ viên ngọc này thì độ cơ động của Tahm Kench sẽ được tăng lên rất nhiều.
- Giáp Cốt: Đây sẽ là thứ bù vào độ trâu bò của Tahm Kench do lấy Áp Đảo làm nhánh chính.
- Ngọn Gió Thứ Hai: Đường dưới là nơi thường xuyên diễn ra việc đốt cùng gãi ngứa nên viên ngọc này sẽ cho bạn khả năng hồi phục sau mỗi lần bị đánh yêu.
Kỹ Năng và Phép Bổ Trợ
Phép Bổ Trợ |
hoặc | |||
Kỹ Năng |
Trang Bị
Đồ khởi đầu |
||||||
Đồ hoàn chỉnh |
hoặc
|
(có thể bỏ đi lên đồ phòng ngự nếu xạ thủ đánh kém) | Đồ kháng phép
hoặc giáp tùy chọn |
Lựa chọn giày sẽ tùy theo đội hình đối phương, nhiều STVL thì lên và ngược lại. Tương tự với và thì cũng tùy theo tình hình trận đấu rồi sẽ quyết định là lên cái nào trước, nếu pháp sư đội địch xanh thì hãy lên ngay lập tức và ngược lại. Tuy nhiên hãy chú ý vì chỉ có hiệu quả tốt nếu xạ thủ của bạn biết chơi và xanh thôi nhé. Cuối cùng là món đồ phòng ngự, cái này thì không thể nói trước được vì tùy theo tình hình trận đấu mới có thể quyết định chính xác. Nhưng vẫn có một nguyên tắc quan trọng đó là phải vừa có máu vừa trâu bò. Càng về cuối trận thì vai trò của bạn sẽ càng gói gọn trong việc nuốt đồng đội và làm tấm khiên thịt đỡ đòn.
Lối chơi
Ăn đối thủ cũng cần phải có não đó nhé
Khi ra đường thì thường bạn sẽ tăng (Q) đầu tiên vì đây là một kỹ năng cấu rỉa đầu trận khá mạnh mẽ. Trong trường hợp đối thủ có các vị tướng kéo có thể ép giao tranh sớm như Blitz, Thresh, Nautilus thì nên tăng (W) đề phòng trường hợp xạ thủ giữ vị trí kém. Trong các trường hợp còn lại khi gặp các tướng hỗ trợ cấu rỉa thì hãy tăng (E) ngay từ cấp 2 để tránh việc bị đẩy ra khỏi đường sớm.
Nếu đối thủ đi đường cùng bạn là tướng hỗ trợ kiểu cận chiến thì chúc mừng, tỷ lệ thắng đường của bạn đã được tăng cao rồi. Hãy cố gắng cấu rỉa với đá lưỡi sau đó nuốt kẻ địch, dù là xạ thủ hay hỗ trợ cũng được. Hãy nhớ, đừng bao giờ nhổ kẻ địch ra trước khi thời gian nuốt kết thúc. Trong lúc nuốt, bạn vẫn có thể dùng Q và đánh thường nên tình thế sẽ trở thành 2 đánh 1. Chỉ cần một chút khéo léo là có thể dễ dàng thắng đường rồi.
Chiêu cuối của Tahm Kench là một con bài lật ngược tình thế rất tuyệt vời
Một điều quan trọng nữa đó là việc sử dụng chiêu cuối của Tahm Kench. Có ba tác dụng chính của kỹ năng này:
- Đi roam quanh bản đồ
- Giúp đưa đồng đội đi theo và ép đối thủ rơi vào tình thế bất lợi (2 đánh 3, 1 đánh 2,…)
- Ép giao tranh và tạt cánh hoặc móc lốp đội hình đối phương để bắt các mục tiêu quan trọng như xạ thủ, pháp sư,…
Vì Du Ngoạn Thủy Ngục (R) có hồi chiêu khá lâu nên mỗi lần dùng bạn cần phải suy tính thật kỹ và nắm bắt tình thế trên toàn bản đồ để quyết định việc này.
Mẹo dùng Tahm Kench
- Nếu đã làm choáng kẻ địch với 3 cộng dồn và (Q) thì hãy đợi đến khi gần hết choáng mới nuốt.
- Luôn giữ kẻ địch trong mồm lâu nhất có thể và chạy về phía đồng đội hoặc đứng lại giao tranh nếu thuận lợi.
- Trước giai đoạn cấp 3 thì đừng quá hổ báo.
- Trong các giao tranh cướp mục tiêu lớn thì hãy cố gắng nuốt người đi rừng phía bên kia nhằm tạo thuận lợi cho đồng đội.
- Nuốt xạ thủ chỉ là lựa chọn cuối cùng khi không còn cách nào khác.
Bạn thấy sao về lối đánh cùng lên đồ này? Hãy để lại ý kiến của mình trong phần bình luận nhé!
Tải Garena Mobile tại http://mobile.garena.vn để cập nhật các tin tức, cẩm nang bổ ích và sự kiện hàng ngày nhé các bạn!
No comments:
Post a Comment