Monday, August 1, 2016

Vòng bảng LCS châu Âu mùa hè 2016 và những con số thú vị

Như vậy là sau hai tháng, vòng bảng LCS châu Âu mùa hè 2016 đã chính thức kết thúc với khá nhiều bất ngờ trên bảng xếp hạng. Bên cạnh sự thống trị của G2 Esports (bất bại cả 9 tuần thi đấu), rất nhiều cái tên mới đã xuất hiên ở nửa trên (Splyce, Giants) và có mặt ở vòng playoff, cùng với đó là những “đại gia” phải nhường chỗ (Vitality, Origen).

bxh-lcseu-summer-2016

Sau đây, hãy cùng chúng tôi đến với những con số thú vị của các đội sau vòng bảng vừa qua.

Thời gian trận đấu trung bình

xpeke-poe-origen-lcseu-summer-2016-ava

Quán quân của hạng mục này thuộc về Origen. Sau 36 ván đấu đã qua, trung bình họ tốn tới 40.9 phút mỗi trận. Điều này tương đối dễ hiểu bởi lối chơi đặc trưng của đội tuyển này rất nặng về farm. Họ còn phải trải qua một ván đấu kéo dài tới 80 phút với Fnatic.

Xếp ngay phía sau Origen là đội tuyển cũng ở ngay dưới họ trên bảng xếp hạng (kiêm đội sổ luôn) – ROCCAT (trung bình 37.3 phút/trận). Các đội Fnatic, G2 và H2K lần lượt xếp thứ 4; 6; 8 với các chỉ số 36.9; 36.1; 35.1. Đội tuyển có thời gian thi đấu ngắn nhất là Unicorns of Love (34.6 phút/trận).

G2 Esports và “Chiến Công Đầu”

Rõ ràng với một đội tuyển không để thua bất cứ trận đấu nào sau 18 vòng, thể hiện một phong độ ổn định và vượt trội so với phần còn lại, không có gì ngạc nhiên khi G2 sở hữu những chỉ số rất cao. Tuy nhiên, có một hạng mục duy nhất đương kim vô địch châu Âu chẳng những không có thứ hạng cao, mà họ thậm chí còn xếp… bét bảng. Đó là tỉ lệ giành Chiến Công Đầu.

fb-rate-lcs-eu-summer-2016

Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến triển khai thế trận của G2. Họ vẫn nhanh chóng vượt trên về lượng tiền (trung bình hơn đối thủ 1181 vàng ở phút 15, cao nhất giải), lăn cầu tuyết với lối chơi mạnh mẽ, hổ báo vốn có của mình và giành lấy 28 chiến thắng/36 ván đấu, con số rất ấn tượng.

g2

Khu rừng thăng hoa

mvp-lcseu-summer-2016

Trên đây là Top 5 người chơi đạt số điểm MVP cao nhất tại châu Âu sau vòng bảng. Dễ dàng nhận thấy mặc dù lục địa già vốn nổi tiếng với vị trí đường giữa, nhưng có tới 4/5 người đi rừng trong danh sách MVP mùa hè 2016. Suy xét kỹ thì điều này cũng hợp lý, bởi hai vị trí này có mối liên kết chặt chẽ với nhau, cộng thêm metagame ngày càng phổ biến nhiều vị tướng đi rừng có khả năng gánh đội. Thành công của họ cũng gắn liền với đội tuyển của mình, khi 5 tuyển thủ trên thuộc về 5 đội dẫn đầu sau vòng bảng.

G2 Trick đạt danh hiệu MVP vòng bảng LCS châu Âu lần thứ hai liên tiếp, chứng minh khả năng hòa nhập và sự quyết tâm cực cao của anh chàng đi rừng từng có quãng thời gian dài trên băng ghế dự bị tại CJ Entus. Hãy cùng chờ xem anh có thể giữ vững phong độ, dẫn dắt G2 vượt qua vòng playoff sắp tới và tiếp tục giành luôn MVP cả mùa giải hay không.

trickperkz

Người đi đường giữa duy nhất góp mặt trong danh sách này là Night, tuyển thủ Hàn Quốc thuộc biên chế Giants. Anh chính là nhân tố quyết định trong thành công đầy bất ngờ của đội tuyển xếp cuối bảng LCS châu Âu mùa xuân 2016. Có vẻ như sau rất nhiều sự thay đổi thì Giants đã tìm ra đội hình tốt nhất cho mình.

night-giants-1

Đường trên lụi tàn

Các tuyển thủ đường trên tại LCS châu Âu mùa hè 2016 có lẽ đã trải qua một mùa giải không mấy tốt đẹp. Không chỉ có biến động nhân sự (Kikis rời G2, Gamsu rời Fnatic…), các chỉ số cũng không đứng về phía họ.

Trong số 10 người chơi chết nhiều nhất vòng bảng, có tới 4 người đi đường trên, trong khi số lượng người chơi hỗ trợ chỉ là 2. Ngay cả với Splyce – chú ngựa ô của giải, đường trên của họ là Wunder cũng nằm xuống tới 103 lần sau 36 ván đấu (trung bình gần 3 lần/trận).

splyce-wunder-2016

Lí do cho việc này có lẽ nằm ở sự phổ biến của chiến thuật đổi đường. Việc hai bên trao đổi trụ từ sớm khiến vị trí đường trên thường rất yếu trong giai đoạn đầu vì thiếu trang bị và cấp độ, lại còn phải mạo hiểm dâng cao để tìm kiếm những chỉ số lính trong khi lượng tầm nhìn rất hạn chế, dẫn đến những tình huống bị tập hậu và lên bảng đếm số.

Các chỉ số khác

  • KDA:

Xạ thủ và đi rừng tỏ rõ ưu thế ở chỉ số này. Hai vị trí dẫn đầu thuộc về Trick và Zven của G2 (6.8), tiếp theo sau đó là rất nhiều xạ thủ của các đội khác. Vị trí đi rừng cũng đóng góp một vài cái tên như SPY Trashy (6.2), Jankos và Spirit (cùng 4.7). Trong khi đó, những người đi đường giữa tại vòng bảng vừa qua lại không có được KDA tốt, cao nhất là SPY Sencux cũng chỉ đạt 4.6.

zven-mithy-g2-600-338

Những người chơi hỗ trợ như mithy và VandeR cũng xuất hiện trong top dẫn đầu về KDA với chỉ số khá ấn tượng (lần lượt là 5.9 và 4.7). Họ đều là những game thủ có kỹ năng cá nhân rất xuất sắc và lối di chuyển kiểm soát thông minh, giúp họ tránh tối đa những trường hợp bị bắt lẻ.

  • Tỉ lệ tham gia hạ gục:

Khá bất ngờ khi rất nhiều xạ thủ tại châu Âu sở hữu thứ hạng cao ở chỉ số này, đặc biệt là Rekkles. Phong cách thi đấu quen thuộc của anh chàng người Thụy Điển thường xuyên là tập trung rất nhiều vào farm, đẩy trụ ở hai đường cánh, nhưng vòng bảng vừa qua, anh tham gia tới 77.3% số điểm hạ gục của Fnatic, cao nhất cả đội. Phải chăng Rekkles đã thực sự thay đổi?

Rekkles

Như thường lệ, hỗ trợ và đi rừng chiếm ưu thế, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy xuất hiện những xạ thủ và đường giữa. Ngoài Rekkles, cả Steeelback (Roccat – 78.2%) và S0NSTAR (Giants – 77.5%) cũng góp mặt trong top 10 người dẫn đầu. Phía sau còn có các xạ thủ khác như MrRalleZ (Schalke 04) hay Police (Vitality) nữa. Đường giữa thì ít hơn một chút với Night là cao nhất (75.8%).

Người chơi tham gia hạ gục nhiều nhất vòng bảng là hỗ trợ của Giants – Hustlin với con số cực khủng – 83.8%. Anh cùng Giants hứa hẹn sẽ đem đến những điều bất ngờ tại vòng playoff sắp tới.

giants-hustlin-2016

  • Sát thương gây ra lên tướng địch:

Người đứng đầu về chỉ số này, khá ngạc nhiên, là Powerofevil. Mặc dù Origen chìm trong khủng hoảng, anh vẫn luôn đảm bảo lượng sát thương của mình ở mức cực kỳ cao (trung bình 686 sát thương lên tướng mỗi phút), chiếm 32.7% sát thương của toàn đội Origen.

POE-1-600x400

Không ngạc nhiên khi hai vị trí chủ lực là đường giữa và xạ thủ hoàn toàn thống trị những số liệu về sát thương, tuy nhiên đường giữa vẫn nhỉnh hơn đôi chút. Chỉ có duy nhất hai đội có xạ thủ gây nhiều sát thương hơn đường giữa của họ, là Fnatic và G2 Esports.

  • Khả năng kiểm soát tầm nhìn (cắm mắt/phá mắt)

Thông thường ở những chỉ số này, vị trí hỗ trợ sẽ cắm mắt nhiều nhất, còn đi rừng phá mắt nhiều nhất. Số liệu sau vòng bảng LCS châu Âu mùa hè 2016 cũng cho thấy điều đó. Tuy nhiên, vẫn có những hỗ trợ làm rất tốt cả về phương diện phá mắt, chứng minh họ là những người kiểm soát tầm nhìn tốt nhất tại giải đấu.

KaSing là quán quân ở hạng mục này với trung bình 1.71 mắt cắm mỗi phút (đứng thứ nhất) và 0.45 mắt phá được mỗi phút (thứ 6). Ngoài ra còn có mithy cũng kiểm soát khá tốt (trung bình 1.49 mắt cắm và 0.40 mắt phá được mỗi phút).

vitality-kasing-2016

Người đi rừng cắm mắt nhiều nhất là Jankos của H2K, mỗi phút trung bình anh cắm được 1 mắt. Tương tự ở đường giữa là Night (0.57). Người phá nhiều mắt nhất vòng bảng là Move của Unicorns of Love (0.63), trong khi Zven là người phá nhiều mắt nhất mà không phải là hỗ trợ hay đi rừng với chỉ số 0.32.

No comments:

Post a Comment