Chắc hẳn điều ức chế nhất khi thi đấu là khi mà đường của bạn đang bị chèn ép cộng người Đi Rừng đối phương liên tục hỏi thăm bạn, trong khi những người Đi Rừng bên phía mình thì chỉ cắm mặt vào ăn quái trong rừng mấy chục phút. Tuy nhiên, nếu giai đoạn sau của trận đấu mà họ có thể gánh đội được tốt thì chắc đó vẫn là điều chấp nhận được. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những vị tướng nào nhé.
Volibear là một vị tướng khá khó đi gank trong giai đoạn đầu trận vì kĩ năng áp sát của anh ta là Truy Kích (Q) có thời gian tác dụng khá chậm, và đơn giản là phải chạy bộ vào để sử dụng khiến kẻ địch có thể khắc chế dễ dàng. Vì vậy gần như Volibear sẽ chỉ ngồi ăn quái rừng trong cả giai đoạn đầu. Nhưng về cuối trận, kể cả khi lên đồ toàn máu thì Volibear vẫn có một lượng sát thương cực lớn và có thể làm tiên phong trong giao tranh.
Bất lợi duy nhất của Volibear là quá dễ bị thả diều nhưng nếu lựa chọn trong trận đấu phù hợp thì chắc chắn đây sẽ là con quái vật mà không ai muốn lại gần.
Khả năng tay đôi của Volibear cũng rất tốt nữa.
Ngộ Không cũng là một vị tướng không có kĩ năng khống chế ở giai đoạn đầu trận, vậy nên khả năng hỗ trợ các đường là khá kém. Tuy nhiên lợi thế của Ngộ Không là có kĩ năng áp sát vào giai đoạn cuối trận cũng như chiêu cuối gây khống chế diện rộng cực tốt. Nếu có thêm trang bị Rìu Đen thì hắn ta còn có khả năng trừ giáp tướng Đỡ Đòn địch cực tốt khi kết hợp với chiêu thức Thiết Bảng Ngàn Cân (Q).
Những kĩ năng của Ngộ Không giúp anh ta ăn rừng khá nhanh trong giai đoạn đầu trận, vì vậy nếu để anh ta được thoái mái ăn rừng thì về cuối trận đội bạn sẽ có một chỗ dựa vững chắc đấy.
Đây là hậu quả của việc không có Mắt Tím khi đối đầu với Ngộ Không.
Hecarim là một tướng Đi Rừng đang dần được ưa thích trở lại trong thời điểm hiện này. Khả năng dọn rừng của anh chàng này thì không phải bàn cãi nhưng Hecarim vẫn có một nhược điểm chung giống những tướng kể trên là thiếu kĩ năng khống chế. Về cuối trận, Hecarim càn lượt cực tốt trong giao tranh với chiêu cuối Bóng Ma Kị Sĩ (R).
Hecarim cũng được liệt vào danh sách “công chúa ngủ trong rừng”.
Shyvana cũng có điểm chung với những vị tướng trên ở điểm không có kĩ năng khống chế tốt để hỗ trợ đồng đội trong giai đoạn đầu, nhưng lại có sức mạnh lớn trong giao tranh nếu có một vài trang bị chính. Thường thì người chơi Shyvana sẽ chỉ đi ra đường giúp đồng đội nếu có đủ Nộ dùng chiêu cuối Hóa Rồng (R).
Phù Phép Đồ Tể đã bị xóa bỏ nên việc Shyvana “ngủ” trong rừng cũng không còn thường xuyên như trước đây nhưng dù sao đây vẫn là một chất tướng khó để đi gank trong giai đoạn đầu, vì vậy nếu không có kĩ năng Hóa Rồng thì ở trong Rừng ăn quái cũng là một sự lựa chọn sáng suốt.
Hiếm có ai dùng Shyvana đi hỗ trợ các đường tốt thế này.
Kết
Sử dụng những tướng có khả năng gank kém sẽ cần những người đồng đội ở đường của bạn có trình độ cao và giành được lợi thế sẵn với kẻ địch. Nếu như đồng đội các đường thường xuyên bị hạ gục thì kể cả bạn có nhiều đồ đến mấy cũng rất khó để gánh được họ, vì vậy nên chú ý khi lựa chọn những vị tướng vừa kể trên nhé. Có thể là những người chơi đó chỉ chưa thấy có cơ hội hạ gục kẻ địch nên mới tiếp tục ăn quái rừng, khi đó hãy từ tốn gọi họ ra hỗ trợ và đừng quá bực mình khi mà thấy người Đi Rừng ở quá lâu trong rừng!
No comments:
Post a Comment