Saturday, November 26, 2016

Một góc nhìn khác về thất bại của TSM tại CKTG 2016 và IEM Oakland

“Vào mùa 2, TSM chọn khá nhiều tướng, phải tầm 12-15, và đi cướp Bùa xanh ở phút thứ 7. Cả đội cùng đi nào…! có lẽ đó là chiến thuật của họ. Họ sử dụng chiến thuật đó cho cả Mùa 2. Họ có thể làm nhiều hơn thế, nhưng bạn có thể đánh cược vào việc họ sẽ tranh cướp bùa xanh của bạn vào phút thứ 7.” – William “Scarra” Li nói về chiến thuật Mùa 2 của Team SoloMid

Ahri_divider_2

Team SoloMid trước giờ vẫn luôn là một đội tuyển thi đấu xoay quanh người chơi đường giữa. Điều này vẫn không thay đổi kể từ những ngày đầu mùa 1, khi Andy “Reginald” Dinh lãnh đạo cả đội. Sau khi anh quyết định giải nghệ vào cuối Mùa 3, Reginald đã chọn một trong những tuyển thủ có triển vọng nhất Châu Âu – Soren “Bjergsen” Bjerg, thay thế mình, và trong ít nhất 2 năm tiếp theo, TSM vẫn duy trì lối chơi xoay quanh đường giữa.

tsm-bjergsen-worlds-2016-ava

Mùa giải 2016 được kì vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho TSM. Khi họ không thể vượt qua vòng bảng tại CKTG 2015, tổ chức đã tiến hành một cuộc cải tổ lớn, đưa về siêu sao được yêu thích nhất khu vực Bắc Mỹ – Yiliang “Doublelift” Peng, và tiếp theo đó là tuyển thủ đi rừng kì cựu Dennis “Svenskeren” Johnsen, cho thấy đội tuyển đang thực sự muốn thay đổi. Họ sẽ không còn là Team SoloBjerg, cái tên gần như đã trở thành biểu tượng của TSM trong suốt khoảng thời gian qua, cũng như ở mọi giải đấu khác mà họ tham dự.

Điều đó đã không xảy ra, ít nhất là không hoàn toàn xảy ra. Sau khi thống trị khu vực Bắc Mỹ tại giải Mùa Hè 2016, các chuyên gia đã tranh luận về việc giữa Doublelift và Bjergsen, ai xứng đáng với danh hiệu MVP hơn. Nhìn vào lượng vàng nhận được của đường giữa và đường dưới, rất khó để xác định ai mới là người gánh đội chính. Tuy nhiên tại CKTG, một giải đấu mà TSM đã tập luyện và lên lịch trình kĩ càng, sau khi làm tốt mọi thứ trong suốt cả mùa giải, họ lại gặp rắc rối với một trong những chiến thuật rất xưa: Kiểm soát bùa xanh của đội mình và ngăn chặn đường giữa đối phương có được bùa xanh. Việc thiếu kiểm soát bùa xanh khi TSM thi đấu ở đội Đỏ đã khiến cho một đội hình, được dự đoán sẽ tiến rất xa, trở nên vô cùng bất ổn ở hai giải đấu quốc tế liên tiếp.

tsm_doublelift

Không chỉ việc rất nhiều người kì vọng Team SoloMid sẽ vượt qua vòng bảng tại CKTG, mà đến tận 71.92% người chơi tham gia chương trình dự đoán IEM Oakland tin rằng TSM sẽ chiến thắng giải đấu được tổ chức trên sân nhà, dù họ có xạ thủ dự bị hay không. Tuy nhiên TSM đã thất bại, bị loại ngay sau vòng đấu đầu tiên ở cả hai sự kiện, cùng với tỉ lệ thắng đáng thất vọng khi họ chơi ở đội Đỏ, đối chiếu trực tiếp với đội Xanh. Nhưng xác định được điểm yếu cũng là một tin mừng với TSM và người hâm mộ. Điều đó có nghĩa rằng những cố gắng của họ cũng không uổng phí, và vấn đề còn lại là việc họ phải vượt qua nó và vươn tới những đỉnh cao mới.

Trong suốt giai đoạn vòng bảng CKTG, chiến thuật “thôi miên” với khả năng kiểm soát đường dưới dần được phát triển. Đảm bảo đường dưới luôn đẩy cao khi 2 đấu 2 bằng một cặp đôi mạnh hơn sẽ mang lại khả năng kiểm soát tầm nhìn tốt hơn, cùng lợi thế khi xâm lăng bùa xanh của đội Đỏ. Điều này khiến cho tỉ lệ thắng của đội Xanh lên tới hơn 60% ở mọi bảng, trừ bảng B, nơi mà thời gian của các trận đấu kéo dài do các đội thường gặp khó khăn trong việc kết thúc. Ở bảng D của TSM, đội Xanh có tỉ lệ thắng cao thứ nhì, lên tới 66.67%.

Về mặt lý thuyết, chiến thuật này đáng lẽ đã được TSM dự tính trước. Với khả năng dùng Dịch Chuyển của Kevin “Hauntzer” Yarnell ở LCS Bắc Mỹ, TSM thường tìm kiếm lợi thế ở khu vực đường dưới. Họ tận dụng các pha 2 đấu 2 để lấy tầm nhìn trong rừng đối phương, sau đó kiểm soát khu vực sông để ăn rồng. Chính vì chiến thuật này mà TSM nổi tiếng với khả năng kiểm soát rồng hoàn hảo, nhưng khi TSM ở đội Xanh, điều đó thường song hành với việc kiểm soát khu vực rừng ở bùa xanh của đối phương.

tsm_hauntzer

Thứ TSM nhận được từ việc kiểm soát bùa xanh đối phương không thể hiện rõ ràng ngay lập tức, nhưng sức mạnh của chiến thuật ngăn chặn đường giữa đối phương ăn bùa xanh đã góp phần vào sự nổi lên của những tướng đi rừng không phụ thuộc vào bùa xanh như Lee Sin hay Rek’Sai. Một trong những nhược điểm lớn nhất của lựa chọn Olaf là vị tướng này thường khởi đầu ở bùa xanh, mở ra những lựa chọn không tốn năng lượng cho người đi rừng đối phương, có thể nhường bùa xanh cho người chơi đường giữa, từ đó kiểm soát đường ngay từ sớm.

Ở 9 trận đấu của Team SoloMid tại CKTG và IEM, trong số 57.4% bùa xanh mà TSM có trong 6 lần xuất hiện đầu tiên ở cả hai bên, Bjergsen nhận được 67.7% bùa xanh. Những con số này thay đổi đáng kể, phụ thuộc vào việc TSM thi đấu ở nửa trên hay nửa dưới bản đồ.

Nếu TSM ở đội Xanh, Bjergsen trung bình nhận được 3 trên 6 số bùa xanh đầu tiên (với cả đội là khoảng 4.25), còn đối phương thì chỉ được trung bình 0.25 bùa xanh (Lee “Crown” Minho của Samsung Galaxy chỉ giữ được một bùa xanh trong trận SSG thua TSM). Nếu TSM ở đội Đỏ, Bjergsen trung bình nhận được 1.8 số bùa, còn cả đội là 2.8, trong số 6 bùa đầu tiên của đội trong 1 trận, còn đối phương cũng là 1.8, nên lợi thế của anh và đối phương là ngang nhau.

blue-red-full

Bùa Xanh có vai trò rất lớn trong việc vận hành chiến thuật của TSM

Việc có được bùa xanh cho người đi đường giữa từ sớm sẽ giúp cho đội có thể đẩy cao đường nhờ liên tục dùng kĩ năng. Khi đó, người đi rừng sẽ có thêm khoảng trống để xâm lăng rừng đối phương, do đồng đội ở đường giữa có thể hỗ trợ anh ta nhanh chóng mà không bị ép phải dọn lính dưới trụ. Nhờ thế, cả đội sẽ có nhiều cơ hội để kiểm soát mục tiêu, đường giữa có thể đảo gank nhiều hơn, và kiểm soát tầm nhìn trở nên dễ dàng hơn.

Nếu đối phương dễ kiểm soát bùa xanh hơn khi TSM ở đội Đỏ, sức mạnh của họ sẽ giảm đi đáng kể. Chỉ số lính chênh lệch ở phút thứ 10 là thước đo hoàn hảo cho việc kiểm soát đường và giành lợi thế, thì Bjergsen thường dẫn 20 lính so với đối phương ở phút thứ 10 trong 4 trận TSM ở đội Xanh, nhưng chỉ là 2 lính khi ở đội Đỏ. Hai trận duy nhất anh bị thua chỉ số lính cũng là bên đội Đỏ, đối đầu với Fabian “Exileh” Schubert của Unicorns of Love. Ít nhất điều này cũng đã chỉ ra những khó khăn mà Bjergsen gặp phải ở đội Đỏ trong những giải đấu gần đây, liên quan tới việc đối thủ dễ ăn bùa xanh hơn.

tsm_vs_uol

Ở trận 2 với Unicorns Of Love, Bjergsen kém người đi đường giữa bên kia hơn 20 chỉ số lính khi ở bên đội Đỏ

Vì những số liệu đơn giản này không nói lên nhiều điều, hãy đến với các ví dụ có trọng lượng hơn. Trong 9 trận TSM thi đấu ở CKTG và IEM Oakland, Crown của Samsung Galaxy nhận được nhiều bùa xanh trong số 6 con đầu hơn bất kì đối thủ nào của TSM, trong trận họ thắng tại tuần 2. Lợi ích mà Crown nhận được từ 3/6 con bùa xanh đã ngăn chặn Bjergsen tận dụng lợi thế từ bùa, từ đó Crown có thể ép Bjergsen phải chơi phòng ngự nhờ những pha chơi trên cơ đẹp mắt. Mặc dù Samsung bị dẫn trước đôi chút ở thời gian đầu, nhưng lợi thế có được đã giúp họ giữ lại trận đấu, đồng thời làm chậm quá trình lăn cầu tuyết của TSM.

Câu hỏi sau đó là, khi Team SoloMid bên đội Đỏ, lúc nào họ sẽ trở nên chệch choạc? Tổng quan, Svenskeren dành nhiều thời gian ở nửa trên bản đồ hơn nửa dưới, dù chênh lệch không lớn lắm. Trong 15 phút đầu trận sau khi các bãi quái xuất hiện, Svenskeren dành 51.5% thời gian (không tính thời gian chết hay ở trong căn cứ) ở nửa trên bản đồ, và 48.5% ở nửa dưới.

tsm-svenskeren-worlds-2016

Mặc dù thời gian chênh lệch mà Svenskeren dành cho nửa trên bản đồ không lớn hơn quá nhiều so với nửa dưới, sự khác biệt nhỏ này lại đồng nghĩa với xu hướng ưu tiên kiểm soát Cua ở nửa dưới bản đồ của người đi rừng đối phương, khi mà TSM ở đội Đỏ. Nó cũng phản ánh việc ít tập trung cắm mắt ở nửa dưới bản đồ. Lối chơi của TSM khi muốn đường dưới vượt lên, đó là gank cho đường trên và giữa trước, từ đó tận dụng lợi thế của Dịch Chuyển để lăn cầu tuyết tại đường dưới. Trong trường hợp họ đặt nặng việc kiểm soát đường dưới từ sớm, không phải lúc nào nó cũng có thể chuyển hóa thành lợi thế kiểm soát bùa xanh.

Chơi ở đội Xanh thường tạo điều kiện cho các pha băng trụ. Khi kiểm soát được khu vực bùa xanh của đội Đỏ, Royal Never Give Up trong trận đấu cuối cùng của bảng D đã có thể dễ dàng băng trụ, tặng cho Jian “Uzi” Zihao một pha triple kill.

Team SoloMid có thể chống lại chiến thuật này bằng cách nhận ra việc đối thủ đang nhằm vào bùa xanh của mình, dù đó là điều họ ít khi gặp tại LCS Bắc Mỹ. Nhiều mắt phòng thủ từ phía đội Đỏ và tập trung kiểm soát đường dưới có thể giúp khu vực bùa xanh của họ đỡ trống trải, nhờ đó chống lại các pha cướp rừng và giảm tỉ lệ bị băng trụ ở khu vực đường dưới.

Cuối cùng, Doublelift, WildTurtle và Vincent “Biofrost” Wang cần phải thay Bjergsen gánh đội khi Team SoloMid không thể ngăn chặn đối phương ăn bùa xanh. Tại IEM Oakland, Team SoloMid khi ở đội Đỏ đã chọn hỗ trợ cuối cùng, thể hiện rằng họ hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát đường dưới và ngăn chặn các pha cướp rừng từ đội xanh. Điều này đã không giúp ích được gì, và TSM mất kiểm soát.

tsm_biofrost

Team SoloMid đáng lẽ cũng nên tập trung cướp bãi Chim Biến Dị sớm hơn, để ngăn chặn việc đối phương xóa bỏ tầm nhìn quanh hang Rồng. SK Telecom T1 đã thực hiện chiến thuật này khá thành công, đó chính là sức mạnh lớn nhất mà bộ đôi đi rừng – đường giữa mang lại cho đội, và nó cũng phù hợp với cặp đôi Bjergsen và Svenskeren của TSM.

Dù không phải tất cả các trận thua của TSM đều do sự đề cao quá mức nhưng không ngăn chặn được bùa xanh đối phương, nó cũng là một điểm yếu dẫn đến tỉ lệ thắng lên tới 75% khi ở đội Xanh, nhưng chỉ có 20% khi ở đội Đỏ tại CKTG và IEM Oakland. Cuối cùng, một người có thể phân tích sâu hơn về TSM và tìm ra lí do khiến họ thất bại, không phải do chế độ tập luyện, cá nhân tuyển thủ, hay quyết tâm chiến thắng, mà là do các yếu tố chiến thuật.

Họ không thể cứ mãi phụ thuộc vào một chiến thuật đã gắn bó với mình từ khi mới thành lập: Kiểm soát và ngăn cản việc ăn bùa xanh của đối phương. Chiến thuật này khiến cho TSM chơi xoay quanh đường giữa, thậm chí là cả bây giờ, và khi không thực hiện được nó, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các trận đấu của mình.

tsm

Nhìn theo hướng tích cực, đây có thể coi như là giải pháp cho TSM và các tổ chức khác ở phương tây. Họ gặp khó khăn khi ở đội Đỏ, nhưng các yếu tố chiến thuật có thể được xem xét và phân tích lại một cách kỹ lưỡng. Những gì họ đã làm trong năm nay, luyện tập chăm chỉ và quyết tâm giành thắng lợi, thực sự đáng ngưỡng mộ. Và đó chính là thứ có thể giúp họ tiến lên phía trước. Việc thử một lần và thất bại không có nghĩa rằng họ sẽ lặp lại nó lần hai, miễn là họ có thể xác định những khuyết điểm – kể cả tồn tại từ rất lâu – trong chiến thuật và tiếp tục tiến lên phía trước.

Trong năm 2016, TSM đã học được rất nhiều điều cho bản thân mình và cho cả phương Tây. Họ thích nghi với đội hình của mình, chọn lấy các tài năng ở các vị trí khác, và mở rộng những gì có được ở các đường. Giờ đây, họ cần tiến thêm một bước nữa, tìm ra những điểm yếu còn sót lại – những thứ đã tồn tại trong đội từ trước, những thứ đã khiến họ không thể thích nghi được trong những thời khắc quyết định.

2017 là một mùa giải hoàn toàn mới, và chúng ta vẫn có thể có một Team SoloMid mới song hành cùng với nó.

Theo TheScoreEsports

No comments:

Post a Comment