Những vượt trội bất ngờ ở khu vực Bắc Mỹ
Giải đấu LCS Bắc Mỹ hiện đang chững lại. Có thể thấy từ những bình luận của người hâm mộ, tâm lý chung của họ không chỉ thích Bắc Mỹ vì mang tính giải trí hơn Châu Âu, mà còn do chất lượng thi đấu cũng cao hơn. Ở một mức độ nào đó, từ phía góc nhìn cá nhân, tôi đồng ý với quan điểm này, nhưng đã vài tuần trôi qua kể từ trận đấu đầu tiên khi các đội tuyển Châu Âu bị ảnh hưởng khá nặng do thay đổi meta và đội hình chính. Một vài đội ở khu vực Châu Âu đã có những bước tiến đáng kể, các đội tuyển hàng đầu Bắc Mỹ thì lộ ra điểm yếu của họ. Dù có khoảng cách về chất lượng giữa các trận đấu của Bắc Mỹ và Châu Âu hay không, thì nó cũng đang dần thu hẹp lại.
Việc này đặt ra một câu hỏi: “Điều gì khiến chúng ta nghĩ rằng một khu vực là tốt hay tệ?” Thông thường, lối chơi ở một khu vực không thể hiện được rằng họ “tốt hơn”. Những đội tuyển hàng đầu đúng là có trình độ cao, nhưng xét tổng thể thì ngay cả ở khu vực Hàn Quốc, những đội tuyển top dưới cũng không thể đấu lại những đội tuyển hàng đầu ở các khu vực khác.
Một phần nguyên nhân đến từ các sự kiện quốc tế lớn. Không phải ngẫu nhiên mà Châu Âu bị quay lưng lại khi G2 Esports sớm bị loại từ vòng bảng của MSI, giúp cho đội tuyển CLG từ Bắc Mỹ có mặt trong trận Chung kết – dù Châu Âu được đánh giá cao hơn trong Chung kết thế giới năm ngoái. Tuy không có căn cứ để nói đội tuyển hay khu vực nào mang tính giải trí hơn, chúng ta không thể phủ nhận rằng việc thưởng thức trận đấu là một yếu tố quan trọng đối với người hâm mộ. Hơn nữa, niềm tin đối với chất lượng tổng thể ở mỗi khu vực dường như đến từ những suy nghĩ thông thường và các thành kiến – hầu hết là, “chỉ những đội kém mới quăng”, “trận đấu càng nhanh càng hay” , và những ý kiến gần đây nhất tràn ngập Reddit là, “đổi đường quá nhàm chán” (nhiều người vẫn tin rằng “lối đánh tổng thể mới là cách tốt nhất để giành chiến thắng” , dù rằng việc đổi đường hợp lí mới là yếu tố quan trọng giúp cho lối đánh tổng thể tốt hơn ở meta hiện nay).
Nếu đã xem những trận đấu gần đây của cả LCS Châu Âu và Bắc Mỹ, bạn có thể thấy các trận đấu Châu Âu dài hơn, hay đổi đường và có xu hướng lật kèo nhiều hơn. Những đội hàng đầu Châu Âu hiện đang chia điểm trong loạt Bo2 với những đội tuyển được đánh giá kém hơn, thậm chí còn thất bại 0-2 (có thể xem lại trận H2k-Gaming vs. Unicorns of Love, tuần 4). Những lối suy nghĩ chung thường do kết quả thực tế mang lại, nhưng câu hỏi dễ thấy hiện nay là có phải lối chơi của Châu Âu đúng là “tệ”, hay có lí do nào khác.
Phải chăng Châu Âu thực sự có ít động thái hơn?
Chú thích: Những số liệu trên không bao gồm hai ngày gần đây nhất tại LCS Bắc Mỹ. Các con số được thống kê với 80 trận ở Châu Âu và 79 trận ở Bắc Mỹ.
Mặc dù mỗi trận đấu của Châu Âu chậm hơn, thời gian trung bình của các trận tại Châu Âu và Bắc Mỹ là gần giống nhau, và cả hai khu vực đều có tốc độ tiến công cùng với chỉ số hạ gục mỗi phút khá tương tự nhau. Gần như không có khác biệt nào rõ ràng với thời gian lấy rồng hay Baron đầu tiên của một đội, hay bao nhiêu rồng bị hạ gục mỗi trận.
Khác biệt lớn nhất trong việc chiếm mục tiêu giữa hai khu vực là về cách họ thiết kế giai đoạn đầu trận đấu, đặc biệt là khi chiếm trụ và Sứ giả đầu tiên. Các đội Châu Âu chiếm trụ đầu sớm hơn khoảng 1 phút so với Bắc Mỹ, có thể nói là do tỉ lệ đổi đường từ đầu cao hơn. Các đội Bắc Mỹ tập trung vào việc ăn Sứ Giả sớm, tập trung vào những lựa chọn để đẩy lẻ đường, hoặc họ chờ để lấy được Sứ Giả trước khi kiểm soát bản đồ và chiếm lấy trụ giữa.
Có thể tìm thêm bằng chứng cho những giả thuyết này bằng cách so sánh sự khác biệt giữa các vị tướng được ưu tiên ở mỗi khu vực. Để làm nổi bật những khác biệt này, chúng tôi chỉ chọn những tướng được chọn trong 6 trận gần đây ở cả hai khu vực, và những tướng này có tỉ lệ cấm-chọn cao hơn ít nhất 15% so với khu vực còn lại.
Chú thích: Dữ liệu về cấm và chọn tướng bao gồm tất cả những trận ở cả 2 khu vực trong thời gian gần đây.
Giống như dự kiến, sự khác biệt lớn nhất là những lựa chọn ở đường trên. Cả hai khu vực đều thích những lựa chọn có thể gánh đội như Irelia, nhưng Bắc Mỹ muốn sử dụng những tướng có thể tay đôi như Jax và Fiora, còn Châu Âu muốn sử dụng những lựa chọn thân thuộc như Gnar, vẫn ưu tiên những tướng có khả năng đỡ đòn và chống đỡ đòn như Trundle. Trundle và Gnar thường đi cùng nhau, vì khả năng tấn công từ xa của Gnar có thể phối hợp tốt cùng Trundle, mà vẫn có thể giữ vai trò tuyến trên cùng khả năng đẩy lẻ hiệu quả.
Ngoài ra, Châu Âu thường xuyên chọn Elise và Gragas, trong khi Bắc Mỹ thích dùng Rek’Sai hơn. Rek’Sai có khả năng xuất hiện ở các đường sớm hơn Gragas – thường chỉ thấy bắt đầu có hiệu quả khi đạt cấp 6. Dù số lần Fizz có mặt ở đường giữa ở Châu Âu nhiều gấp đôi Bắc Mỹ (lần lượt là 4 và 2 lần), số lần bị cấm nhiều hơn ở Châu Âu cho thấy vị tướng này được quan tâm tới 51.7% trận đấu, vừa có thể là một tướng có thể đỡ đòn tốt ở đường trên, vừa là một sát thủ ở đường giữa.
Châu Âu muốn đường giữa có thể có những lựa chọn đặc sắc để chống lại Azir, còn Bắc Mỹ lại muốn chia sẻ trách nhiệm này cho các đường khác. Vladimir khá phổ biến ở cả 2 khu vực, tuy rằng tỉ lệ thắng ở Bắc Mỹ thấp hơn một chút, có thể do Bắc Mỹ thường sử dụng Anivia để khắc chế, còn Châu Âu cảm thấy khá thoải mái khi Vladimir xuất hiện trong các trận đấu. Châu Âu không còn mặn mà lắm với Swain mà chuyển sang chọn Viktor, hoặc đổi đường nếu vị tướng này lên đường trên.
Lucian vẫn được yêu thích ở Bắc Mỹ dù cho Châu Âu đã sớm bỏ qua lựa chọn này. Caitlyn góp mặt vào những trận đấu ở Châu Âu nhiều hơn hẳn Bắc Mỹ, có lẽ vì họ muốn đẩy trụ và trao đổi ngay từ sớm. Bắc Mỹ thích Ashe hơn, vừa có khả năng đi đường tốt, vừa có thể kết hợp với những tướng hỗ trợ khỏe, và Bắc Mỹ thường chờ đến những pha 2v2 ở đường khi Ashe có chiêu cuối, hơn là bắt vị tướng này phải lang thang khắp nơi. Ở vai trò hỗ trợ, Zyra và Karma thể hiện sức mạnh của mình trong các pha trao đổi chiêu thức, còn Braum thì chủ yếu về dọn lính và đẩy đường.
Những lựa chọn ở đường dưới và đường trên cũng phản ánh rõ ràng sự tập trung vào giai đoạn đi đường của Bắc Mỹ. Dựa vào những phân tích này, các đội tuyển Bắc Mỹ chú ý nhiều vào lối đi đường thông thường, tìm kiếm cơ hội lăn cầu tuyết với những lựa chọn của mình. Trong khi đó, các đội Châu Âu lại tập trung nhiều hơn vào các điểm hạ gục và trao đổi trụ từ sớm.
Meta mở rộng bản đồ của Châu Âu
Việc ưu tiên mở rộng kiểm soát bản đồ từ sớm có ý nghĩa khá lớn với Châu Âu, về các yếu tố trong trận đấu và chiến thuật, và cuối cùng, về cách mà các đội Châu Âu kết thúc trận đấu.
Một hậu quả của việc trao đổi trụ sớm của Châu Âu là họ phải đầu tư nhiều hơn để kiếm soát tầm nhìn. Việc cắm và phá mắt trở nên quan trọng hơn nhiều đối với các đội tuyển Châu Âu: H2K, Vitality, Giants và Fnatic đều cắm nhiều mắt mỗi phút hơn bất kì đội nào tại Bắc Mỹ. Trong khi đó, 6 đội tại Châu Âu đều có chỉ số phá mắt mỗi phút nhiều hơn Echo Fox – đội tuyển ở Bắc Mỹ có chỉ số phá mắt trung bình mỗi phút cao nhất.
Khi bản đồ được mở rộng và các đội mất đi tầm nhìn bị động, dễ dàng thấy được những người chơi nào bị bắt nhiều hơn. Các carry của Châu Âu thường sẽ trụ lại đường để đóng băng lính, người đi rừng và hỗ trợ trở thành đối tượng bị bắt khi đi cắm mắt ở những vị trí ít được kiểm soát. Ở Bắc Mỹ, những tướng có khả năng tay đôi khỏe được chọn để giữ đường và giúp người đi rừng ở gần hoặc đi chung với cả đội.
Những lựa chọn “đánh đến cùng” như Swain hay Fiora khiến cho giai đoạn đầu trận của các đội Bắc Mỹ trở nên quan trọng hơn nhiều. Lựa chọn tướng carry về giai đoạn cuối trận như Swain khiến cho cả đội khó lòng gượng dậy khi bị tụt lại phía sau. Trong khi đó, những tướng có thể đè đường như Lucian không còn hữu dụng như Caitlyn khi trận đấu kéo dài – khá mạnh ở giai đoạn đầu và cuối trận – dù giai đoạn giữa trận có hơi vất vả, và đây chính là nguyên nhân khiến cho nhịp độ trận đấu của cả đội khá bất ổn.
Với Châu Âu, những lựa chọn quan trọng có thể đảo ngược trận đấu, đặc biệt là khi vào các giai đoạn sau. Như thống kê, các trận đấu ở Châu Âu sau phút 25 mang tính tranh đua nhiều hơn các trận ở Bắc Mỹ:
Chú thích: Những số liệu trên không bao gồm hai ngày gần đây nhất tại 2 khu vực. Các con số được thống kê với 80 trận ở Châu Âu và 79 trận ở Bắc Mỹ .
Khi cơ hội chiến thắng của các đội Bắc Mỹ tăng lên nhờ chỉ số vàng dẫn trước, các đội Châu Âu lại rất dễ bị tan vỡ khi đối phương ở phút 15 có thể làm được những điều giống như khi họ đang ở phút 25. Việc lật ngược thế trận và chiến thắng trở nên phổ biến hơn ở Châu Âu trong giải đấu này, có thể là kết quả của việc đuổi kịp meta và giảm bớt tầm nhìn bị động.
Châu Âu thường chọn những tướng như Gragas và Trundle, không cần quá nhiều trang bị để tạo nên những cơ hội lật ngược tình thế. Với chiêu cuối, Trundle có thể khắc chế tướng đỡ đòn khá hiệu quả chỉ với một ít trang bị, và Gragas thì có thể phân chia đội hình đối phương. Nhờ thế, Châu Âu có thể dựa vào các vị tướng đặc trưng để lật lại ván cờ, tạo nên những lội ngược dòng ngoạn mục trong suốt mùa giải.
Khi so sánh lượng vàng phân chia ở Bắc Mỹ và Châu Âu, có thể thấy rõ meta khác nhau ở từng khu vực. 3/4 đội dẫn đầu Bắc Mỹ có lượng vàng tập trung nhiều ở đường trên (Team SoloMid, EnVyUs và Immortals), trong khi đó hai đội đứng đầu Châu Âu lại có lượng vàng tập trung ở rừng và đường dưới. Ezreal và Caitlyn mạnh về cuối trận, khiến cho cơ hội để kéo dài và lật kèo cũng nhiều hơn. Ở trận đấu 80 phút giữa Fnatic và Origen, Ezreal và Viktor của Fnatic thể hiện được rất nhiều trước sự chống trả không mấy hiệu quả từ Origen.
Xu thế này không phải là nét đặc trưng của tất cả các đội ở cả 2 khu vực, nó chỉ giải thích tại sao các trận đấu của Châu Âu thường sẽ có các pha lật ngược tình thế, còn Bắc Mỹ lại tận dụng để các pha thi đấu trở nên hiệu quả. Những đội có thể tận dụng lợi ích từ việc lăn cầu tuyết sẽ dễ thắng hơn với meta của Bắc Mỹ, còn các đội có người đi rừng chơi chủ động, chuyên cướp rừng đối phương và mở rộng bản đồ thường sẽ chiếm được vị trí top đầu Châu Âu.
Rất khó để nói đội nào có thể vượt lên trên đội nào, nhưng cách lí giải hợp lí nhất là meta ở mỗi khu vực được phát triển dựa trên những yếu điểm của các đội thống trị mình. Ví dụ, xạ thủ Yiliang “Doublelift” Peng có tỉ lệ bị bắt khá thường xuyên trong số các xạ thủ của Bắc Mỹ, đóng góp đến 20% số điểm bị hạ gục của đội, một con số khá lớn. Lối chơi của tuyển thủ này là đi lang thang khắp nơi, dễ dàng khiến chính mình trở thành mồi ngon trên bản đồ, lại càng khiến cho điểm yếu này trở nên nghiêm trọng – điều này đã khiến cho người chơi này và cả đội phải tập trung vào giai đoạn đi đường. Tương tự, người chơi đường trên của Fnatic và G2 gặp khó khăn khi giao đấu với một số tuyển thủ đường trên của Bắc Mỹ, khiến cho họ phải suy nghĩ đến việc tìm cách trao đổi trụ.
Ai sẽ chiến thắng?
Nếu bạn hỏi tôi câu này hai tuần trước, tôi sẽ nói rằng Bắc Mỹ mạnh hơn Châu Âu, chắc chắn, tôi tin là Team SoloMid có thể đứng đầu LCS EU đấy. Nhưng với những tiến bộ gần đây của các đội tuyển Châu Âu, lối chơi của họ trở nên chủ động, cùng với việc phối hợp đảo đường và cản phá những pha đẩy đường, khiến cho họ trở thành một đối thủ khó xơi. TSM có thể vẫn tốt hơn, nhưng không còn quá rõ ràng khi họ khá chật vật trước Shen của Echo Fox tuần này.
Những đội từ Bắc Mỹ như Immortals vẫn giữ nguyên đội hình qua giải đấu, dù rằng các đội từ Châu Âu như G2 đã có thay đổi khá lớn, thậm chí H2K đã thử nghiệm lối chơi mới, cảm giác rằng Bắc Mỹ còn muốn phát triển các đội mạnh nhiều hơn trong 4 tuần đầu. Ở cả hai khu vực, khoảng cách giữa đội đứng đầu và đứng chót đang dần hiện ra. Hiện tại, Fnatic và G2 đang ở gần top Châu Âu, còn các đội mạnh của Bắc Mỹ, trong thời gian này, xếp hạng 4.
Có thể những điều này sẽ thay đổi trong tuần tới. Kể cả tình hình có bất động cho đến vòng loại trực tiếp, không nhất thiết phải khiến cho một khu vực nào thi đấu tốt hơn trên trường quốc tế.
Nếu phải chọn, tôi sẽ nói rằng Bắc Mỹ hiện đang nhỉnh hơn một chút, nhưng lối chơi của Châu Âu không “tệ”, và có rất nhiều điểm tốt trong đó. Nó giống như là họ tự tạo cơ hội để lật ngược tình thế và tìm kiếm cách cân bằng lại khi không thể thắng đường. Họ giao tranh tại Rồng cũng thường xuyên như Bắc Mỹ, và không kéo dài trận đấu quá mức (à, trừ một trường hợp). Nhờ thế, các đội Châu Âu có thể tận dụng tốt các cơ hội trên chuyến hành trình dài, và họ học được rất nhiều về việc tạo ra tầm nhìn hiệu quả và kiểm soát rừng.
Có rất nhiều thứ có thể học được từ các trận đấu của Châu Âu, bao gồm cả kiểm soát lính hiệu quả, làm thế nào để khắc chế các pha băng trụ, giống như Bắc Mỹ có thể dạy cho chúng ta về cách di chuyển và giữ được nhịp độ trận đấu. Cuối cùng, có thể họ sẽ tạo ra được 1 hoặc 2 đội mạnh, nhờ thế có thể đến được vòng bảng – thậm chí có thể là bán kết – của Chung kết thế giới.
Trong bài viết Phân tích chuyên sâu số 73, huấn luyện viên của Team Vitality, Kévin “Shaunz” Ghanbarzadeh đã nói rằng “rất khó để tính được thế mạnh của mỗi khu vực, vì bạn không thể xác định được họ trong giai đoạn phát triển, cho đến khi họ bước tới vòng đấu quốc tế”. Ngược lại, tôi tin rằng hoàn toàn có thể đánh giá được sức mạnh tương đối của họ bằng cách nhìn vào những đội tuyển ở khu vực của họ. Dù thế, bạn sẽ vẫn phải theo dõi bước đi của họ, giải thích lí do cho những quyết định họ đưa ra, liệu họ có thể tiếp tục thi đấu tốt, và họ có thể thích ứng trong những tình huống khác nhau hay không. Các đội Châu Âu không thường xuyên vươn lên đứng đầu như Bắc Mỹ – nhưng luôn có lí do để họ làm được việc đó. Không phải chỉ đơn giản là “họ không thi đấu tốt được như thế.”
Tổng kết: LCS EU đáng để xem đấy!
Theo TheScoreEsports
Tôi biết bài viết này khá là dài. Cảm ơn các bạn nếu đã đọc đến tận đây, và nếu đã đọc hết rồi thì tại sao lại không chia sẻ ý kiến cá nhân của mình nhỉ? Hãy làm điều đó bằng cách bình luận bên dưới nhé.
Note: There is a poll embedded within this post, please visit the site to participate in this post's poll.
No comments:
Post a Comment